Số mol các chất trong A là : \(\dfrac{{15,68}}{{22,4}}\) = 0,7 (mol).
Khi A qua chất xúc tác Ni :
Hỗn hợp B chứa 3 chất: ankan ban đầu \({C_n}{H_{2n + 2}}\), ankan mới tạo ra \({C_m}{H_{2m + 2}}\) và anken còn dư CmH2m với số mol tổng cộng là : \(\dfrac{{13,44}}{{22,4}}\) = 0,6 (mol).
Số mol H2 trong A là : 0,7 - 0,6 = 0,1(mol).
Khi B qua nước brom thì anken bị giữ lại hết:
\({C_m}{H_{2m}} + B{{\rm{r}}_2} \to {C_m}{H_{2m}}B{{\rm{r}}_2}\)
Hỗn hợp C chỉ còn \({C_n}{H_{2n + 2}}\) và \({C_m}{H_{2m + 2}}\) với tổng số mol là \(\dfrac{{8,96}}{{22,4}}\) = 0,4 (mol).
Như vậy, 0,2 mol CmH2m có khối lượng 5,6 g, do đó 1 mol CmH2m có khối lượng \(\dfrac{{0,56}}{{0,2}}\) = 28 (g) \( \Rightarrow \) m = 2.
CTPT của anken là C2H4 ; ankan do chất này tạo ra là C2H6.
Trong hỗn hợp C có 0,1 mol C2H6 và 0,3 mol \({C_n}{H_{2n + 2}}\)
Khối lượng hỗn hợp C là : 20,25.2.0,4 = 16,2 (g)
Trong đó 0,1 mol C2H6 có khối lượng 3 g và 0,3 mol \({C_n}{H_{2n + 2}}\) có khối iượng là 16,2 - 3 = 13,2(g).
Khối lương 1 mol \({C_n}{H_{2n + 2}}\) là \(\dfrac{{13,2}}{{0,3}}\) = 44,0 (g) \( \Rightarrow \) n = 3
Hỗn hợp A : C3H8 (42,86%); C2H4 (42,86%) ; H2 (14,29%).
Hỗn hợp B : C3H8 (50%) ; C2H6 (16,67%) ; C2H4 (33,33%).
Hỗn hợp C : C3H8 (75%) ; C2H6 (25%).