Câu 39.1.
Người ta đã sử dụng nhiệt của phản ứng đốt cháy than đá để nung vôi :
Biện pháp kĩ thuật nào sau đây không được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng nung vôi ?
A. Đập nhỏ đá vôi với kích thước thích hợp.
B. Duy trì nhiệt độ phản ứng thích hợp.
C. Tăng nhiệt độ phản ứng càng cao càng tốt.
D. Thổi không khí nén vào lò nung vôi.
Đề bài
Cho 5 gam kẽm viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch \(H_4SO_4\) 4M ở nhiệt độ thường (25°C). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không thay đổi ?
A. Thay 5 gam kẽm viên bằng 5 gam kẽm bột.
B. Thay dung dịch \(H_2SO_4\) 4M bằng dung dịch \(H_2SO_4\) 2M.
C. Thực hiện phản ứng ở 50°C.
D. Dùng thể tích dung dịch \(H_2SO_4\) 4M gấp đôi ban đầu.
Đề bài
Cho các phản ứng hoá học :
a) Hãy so sánh các đặc điểm của hai phản ứng hoá học trên.
b) Nêu các biện pháp kĩ thuật để làm tăng hiệu suất sản xuất.
Đề bài
Trong vòng 100 năm qua, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã tăng thêm 0,6 °C. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do sự tăng nồng độ khí cacbon đioxit (\(CO_2\)) trong khí quyển, gây ra hiệu ứng nhà kính. Tương tự hiệu ứng giữ ấm cho thực vật trong các nhà kính trồng rau mùa đông ở vùng ôn đới.
Mặc dù lượng khí \(CO_2\) do công nghiệp thải ra hàng năm rất lớn, tăng nhanh, nhưng tại sao nồng độ của chất khí này trong khí quyển tăng chậm ?
Đề bài
Làm thế nào để điều khiển các phản ứng hoá học theo hướng có lợi nhất cho con người ?
Đề bài
Nồng độ các chất tham gia phản ứng có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng khi các chất sau đây tác dụng với nhau ?
\(\begin{array}{l}
a)\,CaC{O_3} + HCl \to \\
b)\,{H_2} + C{l_2} \to \\
c)\,F{e_3}{O_4} + {H_2} \to
\end{array}\)
Đề bài
Thực hiện phản ứng tổng hợp amoniac :
\({N_2} + 3{H_2}\overset {{t^o},xt} \leftrightarrows 2N{H_3}\)
Nồng độ mol ban đầu của các chất như sau :
[\(N_2\)] = 1 mol/1 ; [\(H_2\)] = 1,2mol/l
Khi phản ứng đạt cân bằng nồng độ mol của [\(NH_3\)] = 0,2 mol/1. Tính hiệu suất của phản ứng tổng hợp amoniac.