Bài 1. Một bánh đà có momen quán tính đối với trục quay cố định là \(2,5kg.{m^2}\) , quay đều với tốc độ góc \(8900\) rad/s. Động năng quay của bánh đà bằng
A. 9,1.108 J. B. 11 125 J.
C.9,9.107 J. D. 22 250J.
Bài 3. Hai đĩa tròn có cùng momen quán tính đối với cùng trục quay đi qua tâm của các đĩa (Hình 4.3). Lúc đầu, đĩa 2 (ở phía trên) đang đứng yên, đĩa 1 quay với tốc độ góc \({\omega _0}\). Ma sát ở trục quay nhỏ không đáng kể. Sau đó, cho hai đĩa dính vào nhau, hệ quay với tốc độ góc \({\omega }\). Động năng của hệ hai đĩa lúc sau so với lúc đầu
A. Tăng ba lần. B. Giảm bốn lần.
C. Tăng chín lần. . D. Giảm hai lần.
Bài 4. Hai vật A và B có cùng động năng quay với tốc độ góc \({\omega _A} = 3{\omega _B}.\) Tỉ số momen quán tính \({{{I_B}} \over {{I_A}}}\) đối với trục quay đi qua tâm của A và B có giá trị nào sau đây ?
A. 3 B. 9
C. 6 D. 1
Bài 5. Một đĩa tròn đồng chất có bán kính \(R = 0,5\) m, khối lượng \(m = 1\) kg quay đều với tốc độ góc \(\omega = 6(rad/s)\) quanh một trục vuông góc với đĩa và đi qua tâm của đĩa.Tính động năng của đĩa.
Bài 6. Một ròng rọc có momen quán tính với trục quay cố định là \(10kg.{m^2}\), quay đều với tốc độ \(60\) vòng/phút. Tính động năng quay của ròng rọc.
Bài 7. Một bánh đà quay nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ và sau \(5\) s thì có tốc độ góc \(200\) rad/s và có động năng quay là \(60\) KJ. Tính gia tốc góc và momen quán tính của bánh đà đối với trục quay.