Bài 4. Khái niệm hai tam giác đồng dạng

Bài Tập và lời giải

Bài 25 trang 89 SBT toán 8 tập 2

Đề bài

Cho hai tam giác \(A’B’C’\) và \(ABC\) đồng dạng với nhau theo tỉ số \(k.\) Chứng minh rằng tỉ số chu vi của hai tam giác cũng bằng \(k.\)

Xem lời giải

Bài 26 trang 89 SBT toán 8 tập 2

Đề bài

Tam giác \(ABC\) có \(AB = 3cm, BC = 5cm,\) \(CA = 7cm.\)

Tam giác \(A’B’C’\) đồng dạng với tam giác \(ABC\) có cạnh nhỏ nhất là \(4,5cm.\)

Tính các cạnh còn lại của tam giác \(A’B’C’.\)

Xem lời giải

Bài 27 trang 90 SBT toán 8 tập 2

Đề bài

Cho tam giác \(ABC\) có \(AB = 16,2cm, BC = 24,3cm,\) \(AC = 32,7cm.\) Tính độ dài các cạnh của tam giác \(A’B’C’\), biết rằng tam giác \(A’B’C’\) đồng dạng với tam giác \(ABC\) và:

a) \(A’B’\) lớn hơn cạnh \(AB\) là \(10,8cm;\)

b) \(A’B’\) bé hơn cạnh \(AB\) là \(5,4cm.\)

Xem lời giải

Bài 28 trang 90 SBT toán 8 tập 2

Đề bài

Hình thang \(ABCD\; (AB // CD)\) có \(CD = 2AB.\) Gọi \(E\) là trung điểm của \(DC\) (h21). Chứng minh rằng ba tam giác \(ADE, ABE\) và \(BEC\) đồng dạng với nhau từng đôi một. (Chú ý viết các đỉnh của hai tam giác đồng dạng theo thứ tự tương ứng với nhau).

Xem lời giải

Bài 4.1 phần bài tập bổ sung trang 90 SBT toán 8 tập 2

Đề bài

Tam giác \(ABC\) có tổng độ dài hai cạnh \(AB + AC = 10,75\; cm\) và đồng dạng với tam giác \(A’B’C’\) có độ dài các cạnh \(A’B’ = 8,5cm, A’C’ = 7,35cm,\) \(B’C’ = 6,25cm.\)

Tính chính xác đến hai chữ số thập phân, chu vi của tam giác \(ABC\) là:

A. \(45,36\)                                   B. \(14,46\)

C. \(14,98\)                                   D. \(14,50\)

Hãy chọn kết quả đúng.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”