Đề bài
Gieo một đồng tiền ba lần và quan sát sự xuất hiện mặt sấp \((S)\), mặt ngửa \((N)\).
a) Xây dựng không gian mẫu.
b) Xác định các biến cố:
A. “Lần gieo đầu xuất hiện mặt sấp”;
B. “Ba lần xuất hiện các mặt như nhau”;
C. “Đúng hai lần xuất hiện mặt sấp”.
Đề bài
Gieo một đồng tiền, sau đó gieo một con súc sắc. Quan sát sự xuất hiện mặt sấp \((S)\), mặt ngửa \((N)\) của đồng tiền và số chấm xuất hiện trên con súc sắc.
a) Xây dựng không gian mẫu.
b) Xác định các biến cố sau:
A. “Đồng tiền xuất hiện mặt sấp và con súc sắc xuất hiện mặt chẵn chấm”;
B. “Đồng tiền xuất hiện mặt ngửa và con súc sắc xuất hiện mặt lẻ chấm”.
Đề bài
Một con súc sắc được gieo ba lần. Quan sát số chấm xuất hiện.
a) Xây dựng không gian mẫu.
b) Xác định các biến cố sau:
A. “Tổng số chấm trong ba lần gieo là \(6\)”;
B. “Số chấm trong lần gieo thứ nhất bằng tổng các số chấm của lần gieo thứ hai và thứ ba”.
Đề bài
Ba học sinh cùng thi thực hành môn Tin học. Kí hiệu \({A_k}\) là kết quả “học sinh thứ \(k\) thi đạt”, \(k = 1,2,3\).
a) Mô tả không gian mẫu.
b) Xác định các biến cố:
A. “Có một học sinh thi đạt”;
B. “Có hai học sinh thi đạt”;
C. “Có một học sinh thi không đạt”;
D. “Có ít nhất một học sinh thi đạt”;
E. “Có không quá một học sinh thi đạt”.
Đề bài
Gieo lần lượt ba con súc sắc. Biến cố “tổng số chấm xuất hiện của 3 con súc sắc khi gieo là số chẵn” có số kết quả thuận lợi là:
A. \(72\) B. \(108\)
C. \(144\) D. \(156\)
Đề bài
Một hộp bi \(30\) viên trong đó có \(10\) viên bi đỏ và \(20\) bi xanh. Lấy từ hộp ra 2 viên bi. Biến cố \(F\) là trong \(2\) bi lấy ra có ít nhất \(1\) viên bi xanh. Số kết quả của không gian mẫu và số kết quả thuận lợi cho biến cố \(F\) tương ứng là:
A. \(435;150\) B. \(435; 200\)
C. \(435;390\) D. \(415;390\)