Bài 4 trang 51 SGK Hình học 12

Cho hai điểm cố định \(A, B\) và một điểm \(M\) di động trong không gian nhưng luôn thoả mãn điều kiện \(\widehat {MAB} = α\) với \(0^0<α<90^0\). Khi đó điểm \(M\) thuộc mặt nào trong các mặt sau:

(A) Mặt nón;                         (B) Mặt trụ;

(C) Mặt cầu;                         (D) Mặt phẳng.

Lời giải

Chọn (C) Mặt cầu.


Bài Tập và lời giải

Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 6

Đề bài

I. PHẦN TIẾNG VIỆT 

Câu 1:

Tìm cụm danh từ trong câu sau:

Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

Câu 2: 

Có mấy loại động từ chính? Hãy kể ra?

Câu 3: (1 điểm)

Câu sau đây từ nào dung không đúng? Hãy chữa lại cho đúng?

Ngày mai, chúng ta sẽ đi thăm quan nhà công tử Bạc Liêu.

II. PHẦN VĂN BẢN (3.0 điểm)

Câu 1: (1.0 điểm)

Thế nào là truyền thuyết? Kể tên hai truyền thuyết mà em đã học.

Câu 2:

Nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì: Tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh.

Câu 3: 

Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi khuyên nhủ chúng ta điều gì.

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN 

Hãy kể lại một việc tốt em đã làm

Xem lời giải

Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 6

Đề bài

Câu 1:

Đọc đoạn văn sau:

     “Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

b. Trong đoạn văn trên, mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị thích đáng. Điều này thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào ở chàng Thạch Sanh, đồng thời gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta?

Câu 2: 

a. Giải thích nghĩa của từ : “bụng” trong các ví dụ sau. Chỉ rõ nghĩa gốc, nghĩa chuyển?

- Ăn cho ấm bụng

- Bạn ấy rất tốt bụng

- Chạy nhiều bụng chân rất săn chắc.

b. Cho biết các từ bụng chuyển nghĩa đó, được chuyển nghĩa theo phương thức nào?

Câu 3:

Lớp em có rất nhiều bạn biết phấn đấu vươn lên học tập tốt, trở thành tấm gương sáng cho các bạn noi theo. Hãy kể về một tấm gương tốt trong học tập như thế ở lớp em.

Xem lời giải

Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 6

Đề bài

Câu 1: 

Trong truyện Em bé thông minh, em bé đã vượt qua nhiều thử thách. Em hãy kể lại những thử thách đối với em bé theo đúng trình tự.

Câu 2: 

Truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những người như thế nào? Qua truyện, em rút ra bài học gì cho bản thân?

Câu 3:

Nêu nghĩa khái quát của lượng từ. Tìm lượng từ trong các phần trích sau:

a) Các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng.

 (Thạch Sanh)

b) Tình thương bao la với dân, với nước trước hết phải xuất phát từ tình nghĩa đối với những người thân trong gia đình. Bác Hồ bằng những hành động quan tâm đến người cha đã mang đến cho chúng ta một bài học sâu sắc về đạo làm con.

(Theo Những kỉ niệm cảm động về Bác Hồ)

Câu 4: 

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc giữa em với thầy giáo hoặc cô giáo.

Xem lời giải

Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 6

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU 

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

“Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng : 

"Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI"

Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo :

- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá "tươi"?

Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ "tươi" đi.

Hôm sau, có người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo :

- Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao, mà phải đề là "ở đây"?

Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay hai chữ "ở đây" đi.

Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo : 

- Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là "có bán"?

Nhà hàng nghe nói lại bỏ ngay hai chữ "có bán" đi. Thành ra biển chỉ còn có mỗi một chữ "cá". Anh ta nghĩ trong bụng chắc từ bây giờ không còn ai bắt bẻ gì nữa.

Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển, nói : 

- Chưa đi đến đầu phố đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa?

Thế là nhà hàng cất nốt cái biển!

(Treo biển – SGK Ngữ văn 6, tập một, NXBGD 2016, tr.124)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại truyện dân gian gì? Nêu khái niệm của thể loại truyện dân gian đó. hãy kể tên một truyện dân gian cùng loại mà em biết?(0, 75 điểm)

Câu 2: Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy, chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào? 

Câu 3: Có mấy người “góp ý” về cái biển đề ở cửa hàng bán cá? Em có nhận xét gì về từng ý kiến? 

Câu 4: Tìm những chi tiết gây cười trong truyện. Khi nào cái đáng cười bộc lộ rõ nhất? Vì sao? 

Câu 5: Qua văn bản trên, tác giả dân gian muốn chế giễu, phê phán điều gì? Nếu nhà hàng bán cá trong truyện nhờ em làm lại cái biển, em sẽ tiếp thu hoặc phản bác những góp ý của bốn người như thế nào hoặc sẽ làm lại cái biển ra sao? (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN

Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện tâm sự giữa các đồ dùng học tập của em.

Xem lời giải

Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 6

Đề bài

Câu 1

a. Chi tiết Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời” có ý nghĩa như thế nào?

b. Trong truyện Thạch Sanh em ấn tượng nhất hình ảnh nào? Vì sao?

Câu 2 

a. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích.

b. Qua câu chuyện “ Ếch ngồi đáy giếng ” em rút ra bài học gì cho bản thân?

Câu 3

a. Thế nào là cụm danh từ?

b. Hãy tạo thành cụm danh từ cho các danh từ sau: Mưa, ngôi nhà.

c. Đặt câu với hai cụm danh từ vừa tạo thành?

Câu 4

Em hãy viết một đoạn văn (5-7) dòng với chủ đề về học tập trong đó có sử dụng số từ, lượng từ và chỉ từ (gạch chân dưới những từ loại đó)?

Câu 5

Em hãy đóng vai là Mùa xuân để kể lại mùa xuân trên quê hương em mỗi dịp tết đến xuân về.

Xem lời giải

Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 6

Đề bài

I. Phần Đọc - hiểu văn bản: 

Câu 1. Hãy nêu sự giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười.  

Câu 2. Kể tên các văn bản truyện ngụ ngôn và truyện cười mà em đã được học (hoặc đọc thêm) trong chương trình Ngữ văn lớp 6 (mỗi loại truyện ít nhất hai văn bản). 

Câu 3.

 a) Trong truyện Thạch Sanh, hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông hoàn toàn đối lập nhau về tính cách. Hãy chỉ ra các phương diện đối lập đó?  

 b) Qua cách kết thúc truyện Thạch Sanh, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì

II. Phần Tiếng Việt:

Câu 1. Đoạn văn sau đây được trích từ một văn bản trong sách Ngữ văn lớp 6 (tập một), nhưng một học sinh viết sai một số danh từ riêng, em hãy viết lại cả đoạn văn cho đúng:

       (...) Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả Đất Trời, dâng Nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn tinh. Nước ngập ruộng đồng, Nước ngập nhà cửa, Nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

Câu 2.   

a) Tìm các từ láy trong đoạn văn trên. 

b) Việc sử dụng các từ láy đó tạo ra hiệu quả gì

III. Phần Tập làm văn:

Cơn bão số 12 vừa qua đã để lại cho em một kỷ niệm đáng nhớ. Hãy kể lại kỷ niệm đó.

Xem lời giải

Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 6

Đề bài

Câu 1: 

a. Truyện Thánh Gióng thuộc thể loại truyện dân gian nào? Hãy nêu đặc điểm của thể loại truyện dân gian ấy?

b. Chi tiết “Thánh Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời” có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2: 

a. Cụm động từ là gì?

b. Tìm các cụm động từ trong những câu sau:

- Em bé đang còn đùa nghịch ở sau nhà

(Em bé thông minh)

- Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu 3:

Kể về người thân của em (ông, bà, bố, mẹ, anh chị,…)

Xem lời giải

Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 6

Đề bài

I. Trắc nghiệm 

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cá trước câu trả lời đúng.

Giặc đã đến chân núi Trâu. Mọi người lo lắng sợ hãi, vừa lúc đó, các thứ mà Gióng cần đã xong, sứ giả vội đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Gióng đứng dậy vươn vai trở thành một tráng sĩ lực lưỡng, chàng mặc áo giáp vào, cầm roi thúc mông ngựa, ngựa hí một tiếng vang trời. Gióng nhảy lên lưng ngựa, ngựa phun lửa phi thẳng đến nơi có giặc, Gióng vung một roi, hàng chục tên giặc chết như ngả rạ, giặc chạy không kịp, bị roi sắt của Gióng giáng vào người. Bỗng nhiên roi sắt gãy, Gióng nhanh trí nhổ những bụi tre bên đường làm vũ khí. Thế giặc tan vỡ, chúng giẫm đạp lên nhau bỏ chạy, Gióng thúc ngựa đuổi đến chân núi Sóc Sơn. Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào

A. Em bé thông minh

B. Sơn Tinh Thủy Tinh

C. Thạch Sanh

D. Thánh Gióng

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì

A. Tự sự                     B. Miêu tả

C. Biểu cảm                D. Nghị luận

Câu 3: Cụm từ nào trong câu sau là cụm danh từ:

Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc

A. Tráng sĩ bèn nhổ

B. Những cụm tre cạnh đường

C. quật vào giặc

D. những cụm tre cạnh đường quật vào giặc

Câu 4: Chi tiết sau đây có ý nghĩa gì?

“Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”.

A. Hình ảnh Gióng bất tử trong lòng nhân dân

B. Gióng xả thân vì nghĩa lớn, không hề đòi công danh, phú quý

C. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.

D. Cả A B C

II. Tự luận

Câu 1: Thế nào là truyện ngụ ngôn? Kể tên các truyện ngụ ngôn mà em đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 (tập 1)

Câu 2: Hãy giải thích nghĩa các từ “xuân” trong câu sau và cho biết từ nào dung theo nghĩa gốc từ nào dùng theo nghĩa chuyển.

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

(Hồ Chí Minh)

Câu 3: Mẹ là người đã sinh ra em, là người dìu dắt, che chở cho em trong cuộc sống. Hãy viết một bài văn kể về mẹ của em.

Xem lời giải

Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 6

Đề bài

Phần I: 

Câu 1: Cho đoạn văn

“Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung”

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

b. Xác định một cụm danh từ trong đoạn văn trên

c. Trong đoạn văn trên, mẹ con Lý Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị thích đáng. Điều này thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào của Thạch Sanh đồng thời gửi gắm mơ ước gì của nhân dân ta.

Câu 2:

“Ếch ngồi đáy giếng” là một trong những truyện ngụ ngôn tiêu biểu có ý nghĩa giáo huấn tự nhiên mà sâu sắc.

a. Thế nào là truyện ngụ ngôn. Kể tên hai truyện ngu ngôn em đã học.

b. Cho câu chủ đề: “Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học có giá trị trong cuộc sống”.

Dựa vào hiểu biết của em về câu chuyện trên, em hãy viết tiếp 7-8 câu văn làm sáng tỏ câu chủ đề (trong đoạn văn có sử dụng 1 chỉ từ)

Phần II. 

Đề 1: Kể về một tình bạn đẹp của em

Đề 2: Có một lần em mắc lỗi và bị biến thành con vật lang thang trong ba ngày. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.

Xem lời giải

Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 6

Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.

Câu 1: Văn bản Sự tích Hồ Gươm có nội dung liên quan đến sự kiện lịch sử nào ở nước ta ?

A. Chống giặc Ân  

B. Chống giặc Mông-Nguyên  

C. Chống giặc Minh  

D.Chống giặc Thanh

Câu 2: Trong các văn bản sau, văn bản nào có nội dung đề cao ân nghĩa trong đạo làm người ?

A. Thánh Gióng 

B. Mẹ hiền dạy con   

C. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

D. Con hổ có nghĩa

Câu 3: Văn bản nào sau đây không thuộc thể loại truyện ngụ ngôn ?

A. Thầy bói xem voi  

B. Ếch ngồi đáy giếng   

C. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

D. Ông lão đánh cá và con cá vàng

Câu 4: Nhân vật Mã Lương trong truyện Cây bút thần thuộc kiểu nhân vật nào sau đây ?

A. Nhân vật thông minh  

B. Nhân vật dũng sĩ 

C. Nhân vật bất hạnh  

D. Nhân vật có tài năng kỳ lạ

Câu 5: Câu ca dao sau đây dùng phương thức biểu đạt nào ?

Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Em xinh em đứng một mình cũng xinh.

A. Tự sự                      B. Miêu tả 

C. Biểu cảm                 D. Nghị luận

Câu 6: Trường hợp nào dưới đây có từ tay được dùng theo nghĩa chuyển ?

A. Chị ấy có tay chăn nuôi 

B. Mai có đôi bàn tay rất đẹp 

C. Nó vừa trao tay tôi chiếc khăn  

D. Làm việc nhiều hai tay rất mỏi

Câu 7: Tập hợp các từ nào sau đây có thể đứng trước danh từ trung tâm trong cụm danh từ ?

A. này, nọ, lắm 

B. cả, toàn thể, mấy  

C. kia, đó, những 

D. các, quá, nọ

Câu 8: Từ loại nào khi làm vị ngữ cần có từ đứng trước ?

A. Danh từ                  B. Động từ

C. Tính từ                    D. Chỉ từ

Câu 9: Từ nào dưới đây là từ mượn gốc Hán ?

A. Xà phòng                B. Cà phê  

C. Đồng chí                 D. Ni lông 

Câu 10: Động từ nào sau đây cần có động từ khác đi kèm ?

A. đọc                         B. dám

C. ghét                        D. đứng

Câu 11: Dòng nào dưới đây chứa những từ bổ sung cho động từ về quan hệ thời gian trong cụm động từ ?

A. đừng, đang, vẫn  

B. chớ, cũng, sẽ  

C. đã, sẽ, đang  

D. hãy, đừng, chớ

Câu 12: Thế nào là chủ đề trong văn bản ?

A. Là nội dung mà văn bản biểu thị  

B. Là vấn đề chủ yếu được đặt ra trong văn bản

C. Là đề tài mà văn bản thể hiện 

D. Là nhân vật và sự việc được nói tới trong văn bản

II. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:   Học sinh đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu a, b, c, d.

TREO BIỂN

Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng:

“ Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI”

Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:

- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá “tươi”?

Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.

Hôm sau, có người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:

- Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là “ở đây”?

Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay hai chữ “ở đây” đi.

Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:

- Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe bay sao mà phải đề là “có bán”?

Nhà hàng nghe nói lại bỏ ngay hai chữ “có bán” đi. Thành ra biển chỉ còn có mỗi một chữ “cá”. Anh ta nghĩ trong bụng chắc từ bây giờ không còn ai bắt bẻ gì nữa.

Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển, nói:

- Chưa đi đến đầu phố đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa?

Thế là nhà hàng cất nốt cái biển!

(Theo Trương Chính)

a. Treo biển là một truyện cười. Em hãy nêu khái niệm truyện cười.

 

b. Giải thích nghĩa từ bắt bẻ trong văn bản.

c. Gạch chân các cụm danh từ trong phần trích sau:

Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng:

d. Viết một câu hoàn chỉnh nêu nhận xét của em về nhân vật ông chủ nhà hàng trong truyện.

 

Câu 2: 

Hãy viết bài văn tự sự  kể tóm tắt một truyện cổ tích mà em biết.

Xem lời giải

Đề số 11 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 6

Đề bài

Câu 1 

a. Thế nào là danh từ? Cho một số ví dụ?

b. Chọn một ví dụ danh từ em vừa nêu trên, hãy tạo thành một cụm danh từ rồi đặt câu với cụm danh từ đó.

Câu 2

a) Nêu định nghĩa Truyền thuyết?

b) Kể tên bốn truyền thuyết em đã được học trong học kỳ 1.

Câu 3 

Hãy kể về một người bạn mà em quý mến nhất.

Xem lời giải

Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 6

Đề bài

I. VĂN – TIẾNG VIỆT: 

Câu 1: 

Kể tên những thể loại truyện dân gian mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 6 (Học kì I)

Câu 2:

Qua văn bản Treo biển, em rút ra bài học gì cho bản thân?

Câu 3: 

Cho hai danh từ sau: ngôi nhà, học sinh

a) Hãy tạo thành cụm danh từ với mỗi danh từ trên.

b) Đặt câu với hai cụm danh từ vừa tạo thành.

II.  LÀM VĂN: 

Hãy kể lại một bữa cơm của gia đình em, mà em ấn tượng nhất.

Xem lời giải

Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 6

Đề bài

Câu 1:

Kể tên các truyện truyền thuyết đã học hoặc đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1?

Câu 2:

Cho câu văn sau:   "Viên quan đã đi nhiều nơi, đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người".

(Em bé thông minh)

a) Xác định cụm động từ trong câu văn trên. (1 điểm)

b) Hãy phân tích mô hình cấu tạo của cụm động  từ đó. (1 điểm)

Câu 3 :

Kể về một người thân của em ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị em…)

Xem lời giải

Đề số 14 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 6

Đề bài

Câu 1:

Kể tên các truyện truyền thuyết đã học hoặc đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1

Câu 2: ( 2 điểm)

Cho câu văn sau: "Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng".

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

a, Xác định cụm danh từ trong câu văn trên

b, Hãy phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. 

Câu 3 : 

Kể về một thầy ( cô ) giáo mà em quý mến.

Xem lời giải

Đề số 15 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 6

Đề bài

Câu 1.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

… Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.

 (SGK Ngữ văn 6, tập I, NXBGD, trang 19)

a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Xác định thể loại của tác phẩm đó.

b. Nhân vật chính trong tác phẩm là ai?

c. Cho biết ý nghĩa của chi tiết “Tiếng nói đầu tiên của chú bé là tiếng nói đòi đi đánh giặc”?

Câu 2.

Chép lại chính xác đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu ở bên dưới :

Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ.

(Sự tích Hồ Gươm)

a. Gạch chân (1 gạch) dưới các cụm danh từ.

b. Gạch chân (2 gạch) dưới các chỉ từ.

c. Gạch chân (3 gạch) dưới các danh từ riêng.

d. Khoanh tròn các số từ

Câu 3.

Kể về một người em  yêu quý nhất.

Xem lời giải

Đề số 16 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 6

Đề bài

Câu 1. 

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

….. Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh.Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận.Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà  vua đừng động binh.Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc.Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân,không còn nghĩ được gì đến chuyện đanh nhau nữa.

(SGK Ngữ văn 6, tập I, NXBGD, trang 64-65)

a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Xác định thể loại của tác phẩm đó.

b. Nhân vật chính trong tác phẩm là ai?

c. Cho biết ý nghĩa của chi tiết “Tiếng đàn thần ”?

Câu 2.

Chép lại chính xác đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu ở bên dưới :

     Một năm sau khi đuổi giặc,một hôm Lê Lợi  cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng.Nhân dịp đó,Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần ấy.

(Sự tích Hồ Gươm)

a) Gạch chân (1 gạch ) dưới các cụm danh từ.

b) Gạch chân (2 gạch ) dưới các chỉ từ.

c) Gạch chân ( 3 gạch) dưới các danh từ riêng.

d) Khoanh tròn các số từ

Câu 3.

Kể về một người em  yêu quý nhất

Xem lời giải

Đề số 17 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 6

Đề bài

I. Phần trắc nghiệm : Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Trong các văn bản sau, văn bản truyện cổ tích là:

A. Thạch Sanh.

B. Sự tích Hồ Gươm.

C. Thánh Gióng.

D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

Câu 2. Văn bản Thạch Sanh được viết theo phương thức biểu đạt chính là:

A. Miêu tả.                      B. Tự sự.

C. Biểu cảm.                   D. Nghị luận.

Câu 3. Câu văn Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở có:

A. Bốn từ đơn.                B. Năm từ đơn.

C. Sáu từ đơn.                D. Bảy từ đơn.

Câu 4. Trong các từ sau, từ mượn là từ:

A. Đẹp đẽ.                     B. Xinh xắn.

C. Vuông vức.                D. Ô-sin.

Câu 5. Truyện Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm

A. Về người anh hùng xuất thân từ nhân dân.

B. Về nguồn gốc làm nên sức mạnh.

C. Về tinh thần đoàn kết gắn bó.

D. Cả A, B, C

Câu 6. Trong bốn từ sau cuồn cuộn, lềnh bềnh, nao núng, nhà cửa có:

A. Một từ ghép.                  B. Hai từ ghép.

C. Ba từ ghép.                    D. Bốn từ ghép.

Câu 7. Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo là loại truyện:

A. Truyền thuyết.               B. Thần thoại.

C. Cổ tích.                         D. Ngụ ngôn.

Câu 8. Chức năng chủ yếu của văn tự sự là:

A. Miêu tả sự việc.

B. Kể về người và sự việc.

C. Tả người và tả vật.

D. Thuyết minh về sự vật.

II. Phần tự luận

Câu 1. Chi tiết Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2. Cho câu văn: Các bạn trong lớp em chơi với nhau rất thân thích.

a. Từ dùng sai trong câu văn trên là từ nào?

b. Hãy viết lại câu văn đó sau khi đã chữa lỗi

Câu 3. Hãy kể về người bạn thân của em.

Xem lời giải

Đề số 18 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 6


Đề bài

I. Phần trắc nghiệm: 

Em hãy đọc kĩ đoạn văn rồi khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:

 “Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.”

Câu 1: Đoạn văn trên được biểu đạt theo phương thức nào?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Câu 2: Đoạn văn trên được kể theo ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ  ba

Câu 3Trong đoạn văn có mấy từ láy:

A. Một                    B. Hai

C. Ba                      D. Bốn

Câu 4: Trong các tổ hợp từ sau, tổ hợp từ nào là cụm danh từ ?

A. Nổi lềnh bềnh

B. Một biển nước.

C. Dâng lên lưng đồi sườn núi

D. Ngập ruộng đồng

Câu 5: Từ cả trong cụm cả đất trời  thuộc từ  loại nào?

A. Số từ.                 B. Lượng từ

C. Chỉ từ                 D. Tính từ

Câu 6: Trong đoạn văn có mấy danh từ riêng ?

A. Một                    B. Hai

C. Ba                      D. Bốn

Câu 7: Các từ: hô, gọi, đuổi theo, nổi giận, đòi, cướp là động từ:

A. Đúng.                B. Sai

Câu 8: Đoạn văn trên trích trong văn bản thuộc thể loại truyện nào?

A. Truyền thuyết                  B. Cổ tích

C. Ngụ ngôn                        D. Truyện cười

Câu 9: Nhận biết

Nối nội dung cột A với cột B sao cho phù hợp

A B

1. Chia rẽ thì chết, đoàn kết thì sống

2. Được voi đòi tiên

3. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

4. Tham thì thâm

a. Ông lão đánh cá và con cá vàng

b. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

c. Con hổ có nghĩa

II. TỰ LUẬN 

Câu 1: 

Kể tên các truyện cổ tích đã học và hướng dẫn đọc thêm (trong chương trình Ngữ văn 6 học kì I)

Câu 2

Em hãy vẽ mô hình cấu tạo cụm tính từ và điền cụm tính từ in đậm trong câu sau vào mô hình em vừa vẽ: Cô ấy vẫn đẹp như hoa.

Câu 3

Kể về một kỉ niệm đáng nhớ.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”