Bài 40: Khái quát nhóm oxi

Bài Tập và lời giải

Bài 1 trang 156 SGK Hóa học 10 Nâng cao

Hãy ghép cấu hình electron ở trạng thái cơ bản với nguyên tử thích hợp.

Cấu hình electron

A. \(\left[ {Ne} \right]3{s^2}3{p^4}\)

B. \(1{s^2}2{s^2}2{p^4}\)

C. \(\left[ {Kr} \right]4{d^{10}}5{s^2}5{p^4}\)

D. \(\left[ {Ar} \right]3{d^{10}}4{s^2}4{p^4}\)

Nguyên tử

a. O

b. Te

c. Se

d. S

Xem lời giải

Bài 2 trang 157 SGK Hóa học 10 Nâng cao

Tính chất nào sau đây không đúng đối với nhóm oxi (nhóm VIA) ?

Từ nguyên tố oxi đến nguyên tố telu:

A. Độ âm điện của nguyên tử giảm dần.

B. Bán kính nguyên tử tăng dần.

C. Tính bền của hợp chất với hiđro tăng dần.

D. Tính axit của hợp chất hiđroxit giảm dần.

Xem lời giải

Bài 3 trang 157 SGK Hóa học 10 Nâng cao

Hãy giải thích vì sao:

a) Trong hợp chất OF2, nguyên tố oxi có số oxi hóa +2 ?

b) Trong hợp chất SO2, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa +4 ?

Xem lời giải

Bài 4 trang 157 SGK Hóa học 10 Nâng cao

Hãy giải thích vì sao:

a) Trong hợp chất cộng hóa trị với những nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn, các nguyên tố trong nhóm oxi có số oxi hóa là -2?

b) Trong hợp chất cộng hóa trị với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn, các nguyên tố trong nhóm oxi (S, Se, Te) có số oxi hóa là +4 và cực đại là +6 ?

Xem lời giải

Bài 5 trang 157 SGK Hóa học 10 Nâng cao

Có những cấu hình electron sau đây:

\(\eqalign{  & a)\,\,1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^4}  \cr  & b)\,\,1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^3}3{d^1}  \cr  & c)\,\,1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^1}3{p^3}3{d^2} \cr} \)

Hãy cho biết:

- Cấu hình electron viết ở trên là nguyên tử nguyên tố nào?

- Cấu hình electron nào ở trạng thái cơ bản ? Cấu hình electron nào ở trạng thái kích thích ?

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”