Bài 4.1, 4.2 phần bài tập bổ sung trang 11 SBT toán 7 tập 2

Bài 4.1

Tổng số áo sơ mi mà một cửa hàng bán trong một ngày được thống kê lại trong bảng sau: 

Cỡ áo

37

38

39

40

41

Số áo bán được

4

7

10

3

1

 

a) Số áo bán được là bao nhiêu?

b)  Mốt của dấu hiệu là:

(A) 41;                         (B) 10; 

(C) 39;                         (D) 25. 

Hãy chọn phương án đúng.

Phương pháp:

+) Tính tổng số áo bán được bằng tổng số áo bán được của các cỡ áo.

+) Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng “tần số”, kí hiệu là \({M_0}.\)

Có những dấu hiệu có hai mốt hoặc nhiều hơn.

Lời giải

a) Số áo bán được là: \(4+7+10+3+1=25\) cái áo

b) Cỡ áo 39 bán được nhiều nhất với 10 cái áo.

Suy ra: Mốt của dấu hiệu là: \(M_0=39\) 

Chọn (C)

Bài 4.2

Mật độ dân số của một số tỉnh, thành phố ở nước ta năm 2008 được cho trong bảng sau:

Mật độ dân số của một địa phương được tính bằng cách: Lấy tổng số dân trung bình của địa phương đó (tại một thời điểm nhất định) chia cho diện tích của chính địa phương ấy (người/km2).

a) Dấu hiệu ở đây là gì?

b) Nhận xét chung về mật độ dân số ở hai vùng

c) Tính mật độ dân số của từng vùng và so sánh.

Phương pháp:

Quan sát bảng số liệu từ đó so sánh mật độ dân số của các vùng với nhau.

Tính mật độ dân số của từng vùng bằng cách tính số trung bình cộng mật độ dân số của các tỉnh trong vùng đó.

a) Dấu hiệu là: Mật độ dân số của một tỉnh

b) - Mật độ dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung cao hơn so so với vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

c) +) Tổng mật độ dân số của Đồng bằng sông Cửu Long là:

\(320 + 701 + 576 + 463 + 723 + 499\)\(+636+272+836+505+393\)\(+321+235=6480\) (người/km2)

Suy ra mật độ dân số của Đồng bằng sông Cửu Long là: \(6480:13 \approx 498\) (người/km2)

+) Tổng mật độ dân số của vùng Trung du và miền núi phía Bắc là:

\(89+79+64+127+94+109+325\)\(+91+425+387+50+37\)\(+73+178=2128\) (người/km2)

Suy ra mật độ dân số của vùng Trung du và miền núi phía Bắc là: \(2128:14=152\) (người/km2).

Nhận xét: Mật độ dân số ở đồng bằng sông cửu Long cao hơn vùng Trung du và miền núi phía Bắc.