a) Khối lượng dung dịch NaOH 10% phải dùng :
- Đặt x (g) là khối lượng dung dịch NaOH 10% cần dùng. Trong đó chứa khối lượng NaOH là :
\({m_{NaOH}} = \dfrac{{10x}}{{100}} = 0,1x(g)\)
- Khối lượng NaOH có trong dung dịch ban đầu là :
\({m_{NaOH}} = \dfrac{{200 \times 5}}{{100}} = 10(g)\)
Theo công thức tính nồng độ phần trăm, ta có phương trình đại số :
\(8 = \dfrac{{100 \times (10 + 0,1x)}}{{200 + x}}\)
Giải phương trình, ta được : x = 300.
Kết luận : Phải trộn thêm 300 g dung dịch NaOH 10% ta sẽ có 200 + 300 = 500 (g) dung dịch NaOH nồng độ 8%.
b) Khối lượng NaOH cần dùng .
- Đặt x (g) là khối lượng NaOH cần phải pha trộn vào dung dịch A để có dung dịch NaOH 8%.
-Theo công thức tính nồng độ phần trăm, ta có phương trình đại số :
\(8 = \dfrac{{100 \times (10 + x)}}{{200 + x}}\)
Giải phương trình, ta được x = 6,52 g.
Kết luận : Phải trộn thêm 6,52 g NaOH vào dung dịch A ta sẽ được dung dịch NaOH nồng độ 8%.
c) Khối lượng nước bay hơi :
- Đặt x (g) là khối lượng nước bay hơi khỏi dung dịch để có dung dịch NaOH nồng độ 8%.
- Từ công thức tính nồng độ phần trăm, ta có phương trình đại số :
\(8 = \dfrac{{100 \times 10}}{{200 - x}}\)
Giải phương trình, ta được : x = 75.
Kết luận : Cho 75 g nước bay hơi ra khỏi 200 g dung dịch NaOH ban đầu, ta được 200 -75 = 125 (g) dung dịch NaOH có nồng độ 8%.