Bài 45. Luyện tập

Bài Tập và lời giải

Bài 1 trang 222 SGK hóa học 12 nâng cao

Bài 1. Cho phương trình hóa học:

\(2Cr + 3S{n^{2 + }}\buildrel {} \over \longrightarrow 2C{r^{3 + }} + 3Sn\)

Câu nào sau đây diễn đạt đúng vai trò của các chất?

A.Cr là chất oxi hóa, Sn2+  là chất khử

B.Cr là chất khử, Sn2+  là chất oxi hóa

C.Sn2+ là chất khử, Cr3+ là chất oxi hóa

D.Cr3+ là chất khử, Sn2+ là chất oxi hóa

Xem lời giải

Bài 2 trang 222 SGK hóa học 12 nâng cao

Bài 2. Kim loại trong cặp oxi hóa – khử nào sau đây có thể phản ứng với ion \(N{i^{2 + }}\) trong cặp \(N{i^{2 + }}/Ni\) ?\(\eqalign{
& A.P{b^{2 + /}}Pb \;\;\;\;\;\;\;\;\;B.C{u^{2 + /}}Cu \cr
& C.S{n^{2 + }}/Sn\;\;\;\;\;\;\;\;D.C{r^{3 + }}/Cr \cr} \)


Xem lời giải

Bài 3 trang 222 SGK hóa học 12 nâng cao

Bài 3. Trong phản ứng :\(Fe + {H_2}S{O_4}_{\;đ}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow F{e_2}{(S{O_4})_3} + S{O_2} + {H_2}O\) có bao nhiêu nguyên tử \(Fe\) bị oxi hóa và có bao nhiêu phân tử \({H_2}S{O_4}\) bị khử? \(\eqalign{A.\;2{\rm{ }}\text{ và } {\rm{ }}3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\;1{\rm{ }}\text{ và }{\rm{ }}1 \cr C.\;3{\rm{ }}\text{ và } {\rm{ }}2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\;2{\rm{ }}\text{ và }{\rm{ }}6 \cr} \


Xem lời giải

Bài 4 trang 222 SGK hóa học 12 nâng cao

Bài 4. Viết các phương trình hóa học cho những chuyển đổi sau 


Xem lời giải

Bài 5 trang 222 SGK hóa học 12 nâng cao

Bài 5. Sự ăn mòn sắt thép là quá trình oxi hóa khử

a) Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng hóa học xảy ra khi sắt, thép bị ăn mòn.

b) Kẽm hoặc thiếc tráng ngoài vật bằng sắt, thép có tác dụng bảo vệ sắt khỏi bị ăn mòn. Hãy giải thích một thực tế là sau một thời gian sử dụng thì vật được tráng bằng kẽm có hiệu quả bảo vệ tốt hơn vật được tráng thiếc.

Biết \(E_{Z{n^{2 + }}/Zn}^0 =  - 0,76V\,;\,E_{F{e^{2 + }}/Fe}^0 =  - 0,44\,V\,;\,E_{S{n^{2 + }}/Sn}^0 =  - 0,14V.\)

c) Vì sao thiếc được dùng nhiều hơn kẽm để bảo vệ kim loại dùng chế tạo hộp đựng thực phẩm. Còn kẽm lại được dùng thiếc để bảo vệ ống dẫn nước, xô chậu..,?

Xem lời giải

Bài 6 trang 223 SGK hóa học 12 nâng cao

Bài 6

a) Từ \(Fe\), hãy trình bày 3 phương pháp điều chế trực tiếp muối \(FeS{O_4}\). Viết các phương trình hóa học.

b) Từ hỗn hợp \(Ag\) và \(Cu\),hãy trình bày 3 phương pháp hóa học tách riêng \(Ag\) và \(Cu\). Viết các phương trình hóa học.

Xem lời giải

Bài 7 trang 223 SGK hóa học 12 nâng cao

Bài 7. Có 3 lọ, mỗi lọ đựng một trong 3 lọ hỗn hợp sau: \(Fe\) và \(FeO; Fe\) và \(F{e_2}{O_3};{\rm{ }}FeO\) và \(F{e_2}{O_3}\). Hãy dẫn ra cách nhận biết hỗn hợp chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học và viết các phương trình hóa học.

Xem lời giải

Bài 8 trang 223 SGK hóa học 12 nâng cao

Bài 8. Khử \(2,4\) gam hỗn hợp \(CuO\) và một oxit sắt có tỉ lệ số mol 1:1. Sau phản ứng thu được \(1,76\) gam chất rắn, đem hòa tan vào dung dịch \(HCl\) dư thấy thoát ra \(0,448\) lít khí (đkct). Xác định công thức của oxit sắt.

Xem lời giải

Bài 9 trang 223 SGK hóa học 12 nâng cao

Bài 9. Dung dịch A là \(FeS{O_4}\) có lẫn tạp chất \(F{e_2}{(S{O_4})_3}\). Để xác định nồng độ mol của mỗi chất trong dung dịch A, người ta tiến hành những thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: thêm dần dung dịch \(NaOH\) vào 20 ml dung dịch A cho đến dư, đun nóng. Lọc lấy kết tủa, nung trong không khí ở nhiệt độ cao tới khi khối lượng không đổi, được chất rắn duy nhất có khối lượng là \(1,2\) gam.

- Thí nghiệm 2: thêm vài giọt dung dịch \({H_2}S{O_4}\) vào 20 ml dung dịch A, rồi nhỏ dần từng giọt dung dịch \(KMn{O_4}\) vào dung dịch trên, lắc nhẹ. Khi dung dịch có màu hồng thì dừng thí nghiệm, người ta đã dùng hết 10 ml dung dịch \(KMn{O_4}\,\,0,2M\).

a) Giải thích quá trình thí nghiệm và viết các phương trình hóa học.

b) Tính nồng độ mol của mỗi chất có trong dung dịch A ban đầu.

c) Bằng phương pháp hóa học nào có thể loại bỏ được tạp chất có trong dung dịch A ban đầu? Viết phương trình hóa học của phản ứng đã dùng.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”