Bài 46 trang 24 SGK Toán 6 tập 1

   a) Trong phép chia cho \(2\), số dư có thể bằng \(0\) hoặc \(1.\) Trong mỗi phép chia cho \(3\), cho \(4\), cho \(5\), số dư có thể bằng bao nhiêu ?

   b) Dạng tổng quát của số chia hết cho \(2\) là \(2k\), dạng tổng quát của số chia hết cho \(2\) dư \(1\) là \(2k + 1\) với \(k ∈\mathbb N.\) Hãy viết dạng tổng quát của số chia hết cho \(3\), số chia cho \(3\) dư \(1\), số chia cho \(3\) dư \(2.\)

Lời giải

a) Trong một phép chia có dư thì số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia.

Số dư trong phép chia cho \(3\) có thể là \(0; 1; 2.\)

Số dư trong phép chia cho \(4\) có thể là: \(0; 1; 2; 3.\)

Số dư trong phép chia cho \(5\) có thể là: \(0; 1; 2; 3; 4.\)

b) Dạng tổng quát của số chia hết cho \(3\) là \(3k\), với \(k ∈\mathbb N.\)

Dạng tổng quát của số  chia cho \(3\), dư \(1\) là \(3k + 1\), với \(k ∈\mathbb N.\)

Dạng tổng quát của số  chia cho \(3\), dư \(2\) là \(3k + 2\), với \(k ∈\mathbb N.\)


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”