a) Vì \(ABCD\) là hình bình hành (giả thiết)
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}AB = C{\rm{D}}\\AB//C{\rm{D}}\end{array} \right.\)
(tính chất hình bình hành)
Mà \(I, K\) theo thứ tự là trung điểm của \(CD, AB\) (giả thiết)
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}AK =KB= \dfrac{{AB}}{2}\\IC =ID= \dfrac{{DC}}{2}\end{array} \right.\)
(tính chất trung điểm)
\( \Rightarrow AK = IC\)
Lại có: \(AB//DC\left( \text{chứng minh trên} \right)\) \( \Rightarrow AK//IC\)
Tứ giác \(AICK\) có:
\(\left\{ \begin{array}{l}AK//IC\\AK = IC\end{array} \right.\left( \text{chứng minh trên} \right)\)
\(\Rightarrow\) Tứ giác \(AICK\) là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết hình bình hành)
\(\Rightarrow AI // CK\) (tính chất hình bình hành)
b) \(∆DCN \) có \(DI = IC\) (chứng minh trên), \(IM // CN\) (vì \(AI // KC\))
\(\Rightarrow DM = MN\) (1) (Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm của cạnh thứ ba)
Xét \(∆ABM\) có \(AK = KB\) (chứng minh trên) và \(KN // AM\) ( vì \(AI // CK \))
\(\Rightarrow MN = NB \). (2) (Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm của cạnh thứ ba)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow DM = MN = NB.\)