Bài 5. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn

Bài Tập và lời giải

Trả lời câu hỏi Bài 5 trang 82 Toán 9 Tập 2

Chứng minh định lý:

"Số đo của góc có đỉnh bên ngoài đường tròn bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn."

Xem lời giải

Bài 36 trang 82 SGK Toán 9 tập 2

Cho đường tròn \((O)\) và hai dây \(AB\), \(AC\). Gọi \(M, N\) lần lượt là điểm chính giữa của cung \(AB\) và cung \(AC\). Đường thẳng \(MN\) cắt dây \(AB\) tại \(E\) và cắt dây \(AC\) tại \(H\). Chứng minh rằng tam giác \(AEH\) là tam giác cân.

Xem lời giải

Bài 37 trang 82 SGK Toán 9 tập 2

Cho đường tròn \((O)\) và hai dây \(AB\), \(AC\) bằng nhau. Trên cung nhỏ \(AC\) lấy một điểm \(M\). Gọi \(S\) là giao điểm của \(AM\) và \(BC\). Chứng minh: \(\widehat {ASC} = \widehat {MCA}.\)

Xem lời giải

Bài 38 trang 82 SGK Toán 9 tập 2

Trên một đường tròn, lấy liên tiếp ba cung \(AC, CD, DB\) sao cho

\(sđ\overparen{AC}=sđ\overparen{CD}=sđ\overparen{DB}=60^0\). Hai đường thẳng \(AC\) và \(BD\) cắt nhau tại \(E\). Hai tiếp tuyến của đường tròn tại \(B\) và \(C\) cắt nhau tại \(T\). Chứng minh rằng:

a) \(\widehat {AEB}=\widehat {BTC}\);

b) \(CD\) là phân giác của \(\widehat{BCT}.\)

Xem lời giải

Bài 39 trang 83 SGK Toán 9 tập 2

Cho \(AB\) và \(CD\) là hai đường kính vuông góc của đường tròn \((O)\). Trên cung nhỏ \(BD\) lấy một điểm \(M\). Tiếp tuyến tại \(M\) cắt tia \(AB\) ở \(E\), đoạn thẳng \(CM\) cắt \(AB\) ở \(S\). Chứng minh \(ES = EM\).

Xem lời giải

Bài 40 trang 83 SGK Toán 9 tập 2

Qua điểm \(S\) nằm bên ngoài đường tròn \((O)\), vẽ tiếp tuyến \(SA\) và cát tuyến \(SBC\) của đường tròn. Tia phân giác của \(\widehat{BAC}\) cắt dây \(BC\) tại \(D.\) Chứng minh \(SA = SD.\)

Xem lời giải

Bài 41 trang 83 SGK Toán 9 tập 2

Qua điểm \(A\) nằm bên ngoài đường tròn \((O)\) vẽ hai cát tuyến \(ABC\) và \(AMN\) sao cho hai đường thẳng \(BN\) và \(CM\) cắt nhau tại một điểm \(S\) nằm bên trong đường tròn.

Chứng minh:  \(\widehat A + \widehat {BSM} = 2\widehat {CMN}.\)

Xem lời giải

Bài 42 trang 83 SGK Toán 9 tập 2

Cho tam giác \(ABC\) nội tiếp đường tròn. \(P,\, Q,\, R\) theo thứ tự là các điểm chính giữa các cung bị chắn \(BC, \, CA, \,AB\) bởi các góc \(A, \,B,\, C\).

a) Chứng minh \(AP \bot QR.\)

b) \(AP\) cắt \(CR\) tại \(I\). Chứng minh tam giác \(CPI\) là tam giác cân.

Xem lời giải

Bài 43 trang 83 SGK Toán 9 tập 2

Cho đường tròn \((O)\) và hai dây cung song song \(AB,\, CD\) (\(A\) và \(C\) nằm trong cùng một nửa mặt phẳng bờ \(BD\)); \(AD\) cắt \(BC\) tại \(I\). Chứng minh \(\widehat{AOC }= \widehat{AIC }.\)

Xem lời giải

Đề kiểm 15 phút - Đề số 1 - Bài 5 - Chương 3 - Hình học 9

Từ một điểm P nằm ngoài đường tròn (O) kẻ tiếp tuyến PT và cắt tuyến PAB đến (O) ( A nằm giữa P và B), phân giác góc ATB cắt AB tại C và (O) tại D.

a) Chứng minh: \(PT = PC\).                      

b) Chứng minh: \(BD^2= DC.DT\).

Xem lời giải

Đề kiểm 15 phút - Đề số 2 - Bài 5 - Chương 3 - Hình học 9

Lấy các điểm A, B, C, D theo thứ tự đó trên đường tròn (O) sao cho số đo các cung: cung AB, cung CD lần lượt là 60º, 120º.

a) Chứng minh rằng: \(AC \bot BD\).

b) Gọi I là giao điểm của đường thẳng AD và BC. Tính góc AIB.

Xem lời giải

Đề kiểm 15 phút - Đề số 3 - Bài 5 - Chương 3 - Hình học 9

Cho AB và AC là hai dây cung trong đường tròn (O). Gọi M là điểm chính giữa cảu cung AB, N là điểm chính giữa của cung AC. Các đường thẳng MN và AB cắt nhau tại E, MN và AC cắt nhau tại F. Chứng minh : \(AE = AF.\)

Xem lời giải

Đề kiểm 15 phút - Đề số 4 - Bài 5 - Chương 3 - Hình học 9

Cho đường tròn (O) đường kính AB. Một điểm C trên cung AB. Lấy trên dây AC một điểm D. Vẽ \(DE \bot AB\) tại E cắt đường tròn (O) tại P, Q ( D nằm giữa E và P ). Tiếp tuyến tai C của đường tròn cắt ED tại F. Chứng minh \(∆CDF\) cân.

Xem lời giải

Đề kiểm 15 phút - Đề số 5 - Bài 5 - Chương 3 - Hình học 9

Tam giác ABC cân tại A nội tiếp trong đường tròn (O). Lấy M thuộc cung nhỏ AB. Gọi P là giao điểm của AM với CB.

a) Chứng minh : \(\widehat {APC} = \widehat {ACM}.\)

b) Chứng minh \(∆AMB\) và \(∆ABP\) đồng dạng.

Xem lời giải

Đề kiểm 15 phút - Đề số 6 - Bài 5 - Chương 3 - Hình học 9

Tam giác ABC đều nội tiếp trong đường tròn (O), D là một điểm trên cung BC. Các đường thẳng AB và CD cắt nhau tại E, AC và BD cắt nhau tại F. Chứng minh rằng: \(AB^2= BE.CF\).

Xem lời giải

Đề kiểm 15 phút - Đề số 7 - Bài 5 - Chương 3 - Hình học 9

Từ điểm A nằm ngoài đường tròn (O). Kẻ hai cát tuyến ABC (B nằm giữa A và C) và AEF ( E nằm giữa A và F). Gọi I là giao điểm của BF và CE.

a) Chứng minh: \(\widehat A + \widehat {BIE} = 2\widehat {CBF}\).

b) Chứng minh: \(AE.AF = AB.AC\)

Xem lời giải

Đề kiểm 15 phút - Đề số 8 - Bài 5 - Chương 3 - Hình học 9

Cho đường tròn (O; R) đường kính AB. Lấy C thuộc đường tròn sao cho\(\widehat {COB} = 60^\circ \). Gọi I là điểm chính giữa của cung CB và M là giao điểm của OB và CI.

a) Tính \(\widehat {CMO}\).

b) Kẻ đường cao AH của ∆COM. Tính độ dài OM theo R.

Xem lời giải

Đề kiểm 15 phút - Đề số 9 - Bài 5 - Chương 3 - Hình học 9

Cho đường  tròn (O). Từ điểm P bên ngoài đường tròn kẻ cát tuyến PAB và hai tiếp tuyến PM, PN với (O) (M thuộc cung nhỏ AB). Lấy D là điểm chính giữa của cung lớn AB, DM cắt AB tại I.

a)Chứng minh: \(PM = PI\).           

b) Chứng minh: \(IA.NB = IB.NA\)

Xem lời giải

Đề kiểm 15 phút - Đề số 10 - Bài 5 - Chương 3 - Hình học 9

Cho đường tròn (O; R) đường kính BC. Lấy A là điểm chính giữa của cung BC. D là điểm di động trên cung AC, AD cắt BC tại E. Xác định vị trí điểm D để \(2AD + AE\) nhỏ nhất.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”