Bài 5 trang 146 SGK Giải tích 12

Cho hàm số: \(y = {x^4} + a{x^2} + b.\)

a) Tính \(a,\, b\) để hàm số có cực trị bằng \(\displaystyle{3 \over 2}\) khi \(x = 1.\)

b) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị \((C)\) của hàm số đã cho khi \(\displaystyle a = {{ - 1} \over 2}, \, \,b = 1.\)

c) Viết phương trình tiếp tuyến của \((C)\) tại các điểm có tung độ bằng \(1.\)

Lời giải

Ta có: \(y' = 4{x^3} + 2ax.\)

a) Nếu hàm số có cực trị bằng \(\displaystyle{3 \over 2}\) khi \(x = 1\) thì: ta có đồ thị hàm số đi qua điểm có tọa độ \(\left( {1;\;\dfrac{3}{2}} \right)\) và có \(y'\left( 1 \right) = 0\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ y'(1) = 0 \hfill \cr y(1) = {3 \over 2} \hfill \cr} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ 4 + 2a = 0 \hfill \cr 1 + a + b = {3 \over 2} \hfill \cr} \right. \) \(\Leftrightarrow \left\{ \matrix{ a = - 2 \hfill \cr b = {5 \over 2} \hfill \cr} \right.\)

b) Khi \(\displaystyle a = {{ - 1} \over 2},b = 1\) ta có hàm số: \(\displaystyle y = {x^4} - {1 \over 2}{x^2} + 1\)

- Tập xác định: \((-∞; +∞).\)

- Sự biến thiên: \(y' = 4{x^3} - x = x\left( {4{x^2} - 1} \right).\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow y' = 0 \Leftrightarrow x\left( {4{x^2} - 1} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\4{x^2} - 1 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = \pm \dfrac{1}{2}\end{array} \right..\end{array}\)

Trên các khoảng \(\displaystyle ({{ - 1} \over 2};0)\) và \(\displaystyle ({1 \over 2}\; + \infty )\) có \( y’ > 0\) nên hàm số đồng biến.

Trên các khoảng \(\displaystyle ( - \infty ; {{ - 1} \over 2}) \) và \( \displaystyle (0;{1 \over 2})\) có \( y’ < 0\) nên hàm số nghịch biến.

- Cực trị: Hàm số đạt cực đại tại \(x = 0;\;\;{y_{CD}} = 1.\)

Hàm số đạt cực tiểu tại \(\displaystyle x =  \pm {1 \over 2}; \,{y_{CT}} = {{15} \over {16}}.\)

Bảng biến thiên:

Đồ thị hàm số:

Đồ thị cắt trục tung tại điểm \(y = 1\), không cắt trục hoành.

c) Với \(y = 1\) ta có phương trình:

 \(\displaystyle {x^4} - {1 \over 2}{x^2} = 0 \Leftrightarrow x \in \left\{ {0, \pm {1 \over {\sqrt 2 }}} \right\}\)

Trên đồ thị có 3 điểm với tung độ bằng 1 là:

\(\displaystyle {M_1}({{ - 1} \over {\sqrt 2 }}; \, 1);{M_2}(0; \, 1);{M_3}({1 \over {\sqrt 2 }}; \, 1)\)

Ta có \(y’(0) = 0\) nên tiếp tuyến với đồ thị tại điểm \(M_2\) có phương trình là \(y = 1.\)

Lại có:

\(\displaystyle y'({1 \over {\sqrt 2 }}) = {1 \over {\sqrt 2 }};y'({-1 \over {\sqrt 2 }}) = {{ - 1} \over {\sqrt 2 }}.\)

Tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm \({M_1}\left( { - \dfrac{1}{{\sqrt 2 }};\;1} \right)\) là: \(y =  - \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\left( {x + \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}} \right) + 1 =  - \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}x + \dfrac{1}{2}.\)

Tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm \({M_2}\left( {  \dfrac{1}{{\sqrt 2 }};\;1} \right)\) là: \(y = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\left( {x - \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}} \right) + 1 = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}x + \dfrac{1}{2}.\)


Bài Tập và lời giải

Trả lời câu hỏi 1 Bài 7 trang 99 SGK Toán 7 Tập 1
Ba tính chất ở bài \(6\) là ba định lí. Em hãy phát biểu lại ba định lí đó.

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi 2 Bài 7 trang 100 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài

a) Hãy chỉ ra giả thiết và kết luận của định lí: "Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau"

b) Vẽ hình minh họa định lí trên và viết, giả thiết kết luận bằng kí hiệu.

Xem lời giải

Bài 49 trang 101 SGK Toán 7 tập 1
Hãy chỉ ra giải thiết và kết luận của các định lí sau:a) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song.b) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau.

Xem lời giải

Bài 50 trang 101 SGK Toán 7 tập 1
a) Hãy viết kết luận của định lí sau bằng cách điền vào chỗ trống (...) :
Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì ...b) Vẽ hình minh họa định lí đó và viết giả thiết, kết luận bằng kí hiệu.

Xem lời giải

Bài 51 trang 101 SGK Toán 7 tập 1
a) Hãy viết định lí nói về một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song.b) Vẽ hình minh họa định lí đó và viết giả thiết, kết luận bằng kí hiệu.

Xem lời giải

Bài 52 trang 101 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Xem hình \(36\), hãy điền vào chỗ trống(...) để chứng minh định lí: " Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau".

GT: ...

KL: ...

       Các khẳng định

  Căn cứ của khẳng định

1

 \(\widehat{O_{1}}\) + \(\widehat{O_{2}}=180^0\)

 Vì …

2

   \(\widehat{O_{3}}\) + \(\widehat{O_{2}}\) = ...

 Vì …

3

 \(\widehat{O_{1}}\) + \(\widehat{O_{2}}\) =  \(\widehat{O_{3}}\) + \(\widehat{O_{2}}\) 

 Căn cứ vào …

4

 \(\widehat{O_{1}}\) = \(\widehat{O_{3}}\)

Căn cứ vào …

Tương tự chứng minh \(\widehat{O_{2}} = \widehat{O_{4}}\)

Xem lời giải

Bài 53 trang 102 SGK Toán 7 tập 1

Đề bài

Cho định lí: " Nếu hai đường thẳng \(xx', yy'\) cắt nhau tại \(O\) góc \(xOy\) vuông thì các góc \(yOx', x'Oy', y'Ox\) đều là góc vuông".

a) Hãy vẽ hình.

b) Viết giả thiết và kết luận định lí.

c) Điền vào chỗ trống (...) trong các câu sau:

 1) \(\widehat{xOy} + \widehat{x'Oy} = {180^o}\)    (Vì ...).

 2) \({90^o}+\widehat{x'Oy} = {180^o}\)    (theo giả thiết và căn cứ vào ...).

 3) \(\widehat{x'Oy}={90^o}\)      (căn cứ vào ...).

 4) \(\widehat{x'Oy'}              =  \widehat{xOy}\)  (Vì ...).

 5) \(\widehat{x'Oy'}={90^o}\)        (căn cứ vào).

 6) \(\widehat{y'Ox}                = \widehat{x'Oy}\)  (vì ...).

 7) \(\widehat{y'Ox}={90^o}\)      (căn cứ vào ...).

d) Hãy trình bày lại chứng minh một cách ngắn gọn hơn.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 7 - Chương 1 - Hình học 7

Đề bài

Bài 1. Hãy chỉ ra giả thiết và kết luận của định lí: “hai đường thẳng phân biệt cùng vuong góc với đường thứ ba thì chúng song song với nhau”.

Bài 2. Hãy chứng minh định lí: “Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc đồng vị nhau”.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 7 - Chương 1 - Hình học 7

Đề bài

Bài 1: Hãy chỉ ra gỉ thiết và kết luận của định lí: “Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau”.

Bài 2: Chứng minh định lí: “Hai góc đối đnhr thì bằng nhau”.

Xem lời giải