Bài 5 trang 26 SGK Hình học lớp 12

Cho tam giác \(ABC\) vuông cân ở \(A\) và \(AB = a\). Trên đường thẳng qua \(C\) và vuông góc với mặt phẳng \((ABC)\) lấy điểm \(D\) sao cho \(CD = a\). Mặt phẳng qua \(C\) vuông góc với \(BD\), cắt \(BD\) tại \(F\) và cắt \(AD\) tại \(E\). Tính thể tích khối tứ diện \(CDEF\) theo \(a\).

Lời giải

\(\left.\begin{matrix} BA \perp CD& \\ BA \perp CA& \end{matrix}\right\}\)\( \Rightarrow BA\bot (ADC)\) \(\Rightarrow BA \bot CE\)

Mặt khác \(BD \bot (CEF) \Rightarrow BD \bot CE\).

Từ đó suy ra

\(CE \bot (ABD) \Rightarrow CE ⊥ EF, CE \bot AD\).

Vì tam giác \(ACD\) vuông cân, \(AC= CD= a\) nên \(CE=\dfrac{AD}{2}=\dfrac{a\sqrt{2}}{2}\)

Ta có \(BC = a\sqrt{2}\), \(BD = \sqrt{2a^{2}+a^{2}}=a\sqrt{3}\)

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông \(BCD\) ta có: \(CF\cdot BD = DC\cdot BC\) nên \(CF=\dfrac{a^{2}\sqrt{2}}{a\sqrt{3}}=a\sqrt{\dfrac{2}{3}}\)

Từ đó suy ra 

\(EF= \sqrt{CF^{2}-CE^{2}}=\sqrt{\dfrac{2}{3}a^{2}-\dfrac{a^{2}}{2}}=\dfrac{\sqrt{6}}{6}a\)

\(DF=\sqrt{DC^{2}-CF^{2}}=\sqrt{a^{2}-\dfrac{2}{3}a^{2}}=\dfrac{\sqrt{3}}{3}a\)

Từ đó suy ra \(S_{\Delta CEF}=\dfrac{1}{2}FE\cdot EC=\dfrac{1}{2}\dfrac{a\sqrt{6}}{6}\cdot \dfrac{a\sqrt{2}}{2}=\dfrac{a^{2}\sqrt{3}}{12}\)

Vậy \(V_{D.CEF}=\dfrac{1}{3}S_{\Delta CEF}\cdot DF=\dfrac{1}{3}\cdot \dfrac{a^{2}\sqrt{3}}{12}\cdot \dfrac{a\sqrt{3}}{3}=\dfrac{a^{3}}{36}.\)


Bài Tập và lời giải

Trả lời câu hỏi 2 Bài 2 trang 57 SGK Toán 7 Tập 2
Từ một điểm \(A\) không nằm trên đường thẳng \(d\), ta có thể kẻ được bao nhiêu đường vuông góc và bao nhiêu đường xiên đến đường thẳng \(d\)?

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi 1 Bài 2 trang 57 SGK Toán 7 Tập 2

Đề bài

Cho điểm \(A\) không thuộc đường thẳng \(d\) (h.8).

Hãy dùng êke để vẽ và tìm hình chiếu của điểm \(A\) trên \(d\). Vẽ một đường xiên từ \(A\) đến \(d\), tìm hình chiếu của đường xiên này trên \(d\).

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi 3 Bài 2 trang 58 SGK Toán 7 Tập 2
Hãy dùng định lí Py-ta-go để so sánh đường vuông góc \(AH\) với đường xiên \(AB\) kẻ từ điểm \(A\) đến đường thẳng \(d\).

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi 4 Bài 2 trang 58 SGK Toán 7 Tập 2

Đề bài

Cho hình \(10\). Hãy sử dụng định lí Py-ta-go để suy ra rằng:

a) Nếu \(HB > HC\) thì \(AB > AC\);

b) Nếu \(AB > AC\) thì \(HB > HC\);

c) Nếu \(HB = HC\) thì \(AB = AC\), và ngược lại, nếu \(AB = AC\) thì \(HB = HC\).

Xem lời giải

Bài 8 trang 59 SGK Toán 7 tập 2

Đề bài

Cho hình 11, biết rằng \(AB < AC\). Trong các kết luận sau kết luận nào đúng ? Tại sao?

a) \(HB = HC\).

b) \(HB > HC\).

c) \(HB < HC\).

Xem lời giải

Bài 9 trang 59 SGK Toán 7 tập 2

Đề bài

Để tập bơi nâng dần khoảng cách, hàng ngày bạn Nam xuất phát từ \(M\), ngày thứ nhất bạn bơi đến \(A\), ngày thứ hai bạn bơi đến \(B\), ngày thứ ba bạn bơi đến \(C\) ...(hình 12).

Hỏi rằng bạn Nam tập bơi như thế có đúng mục đích đề ra hay không (ngày hôm sau có bơi xa hơn ngày hôm trước hay không)? Vì sao?

Xem lời giải

Bài 10 trang 59 SGK Toán 7 tập 2

Đề bài

Chứng minh rằng trong một tam giác cân, độ dài đoạn thẳng nối đỉnh đối diện với đáy và một điểm bất kỳ của cạnh đáy nhỏ hơn hoặc bằng độ dài của cạnh bên.

Xem lời giải

Bài 11 trang 60 SGK Toán 7 tập 2

Đề bài

Cho hình \(13\): Dùng quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác để chứng minh rằng: 

 Nếu \(BC < BD\) thì \(AC < AD\)

Hướng dẫn:

a)    Góc \(ACD\) là góc gì? Tại sao?

b)   Trong tam giác \(ACD\), cạnh nào lớn nhất, tại sao?

 

Xem lời giải

Bài 12 trang 60 SGK Toán 7 tập 2
Cho hình \(a\). Ta gọi độ dài đoạn thẳng \(AB\) là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song \(a\) và \(b\).Một tấm gỗ xẻ có hai cạnh song song. Chiều rộng của tấm gỗ là khoảng cách giữa hai cạnh đóMuốn đo chiều rộng của tấm gỗ, ta phải đặt thước như thế nào? Tại sao? Cách đặt thước như trong hình \(b\) có đúng không?

Xem lời giải

Bài 13 trang 60 SGK Toán 7 tập 2

Đề bài

Cho hình 16. Hãy chứng minh rằng:

a)    \(BE < BC\)

b)    \(DE < BC\)

Xem lời giải

Bài 14 trang 60 SGK Toán 7 tập 2

Đề bài

Đố : Vẽ tam giác \(PQR\) có \(PQ = PR =5\,cm\), \(QR = 6\,cm\). Lấy điểm \(M\) trên đường thẳng \(QR\) sao cho \(PM = 4,5\,cm\). Có mấy điểm \(M\) như vậy ?

Điểm \(M\) có nằm trên cạnh \(QR\) hay không ? Tại sao ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 2 - Chương 3 – Hình học 7

Đề bài

Cho tam giác ABC có \(\widehat B > \widehat C\). Gọi AH là đường vuông góc kẻ từ A đến BC (H thuộc BC) và M là một điểm thuộc đoạn AH.

a) So sánh độ dài BH và CH.

b) So sánh độ dài MB và MC.

c) Chứng minh rằng: \(AH < \dfrac{{AB + AC}}{2}\).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 2 - Chương 3 – Hình học 7

Đề bài

Cho tam giác ABC vuông góc ở A, nối điểm D trên cạnh AB với điểm E trên cạnh AC.

a) Cho biết hình chiếu của BE và BC trên cạnh AC.

b) So sánh BE và BC.

c) So sánh ED và BC.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 2 - Chương 3 – Hình học 7

Đề bài

Cho tam giác ABC có ba góc nhọn (\(AB < AC\)). Kẻ AH vuông góc với BC (H thuộc BC). Gọi M là điểm nằm giữa A và H. Tia BM cắt AC ở D. Chứng minh rằng:

a) \(BM < CM\).

b) \(DM < DH\). 

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 2 - Chương 3 – Hình học 7

Đề bài

Cho tam giác ABC vuông góc tại A, phân giác góc B cắt AC ở D và cắt đường thẳng vẽ từ C vuông góc với AC tại E.

a) So sánh AB và CE.

b)  Kẻ \(DH \bot BC\). So sánh AD và CD.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 2 - Chương 3 – Hình học 7

Đề bài

Cho tam giác ABC cân tại A. Trên cạnh AB lấy điểm D. Trên tia đối của tia CA lấy điểm E sao cho \(B{\rm{D}} = CE\), nối D với E, kẻ \(DH \bot BC\) (H thuộc BC) CK vuông góc với đường thẳng BC (K thuộc BC). Chứng minh:

a) \(BH = CK.\)

b) \(BC < DE.\) 

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Bài 2 - Chương 3 – Hình học 7

Đề bài

Bài 1: Cho tam giác ABC  có \(\widehat B = 3\widehat C\) và \(\widehat A = {100^0}\), hãy so sánh 3 cạnh của tam giác.

Bài 2: Cho tam giác ABC có \(AB < AC\), kẻ AH vuông góc với BC

a) So sánh HB và HC.

b) Lấy M trên AH so sánh MB và MC.

c) So sánh \(\widehat {BAH}\) và \(\widehat {CAH}\). 

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Bài 2 - Chương 3 – Hình học 7

Đề bài

Cho tam giác ABC có \(AB = AC\). Từ trung điểm M của cạnh BC vẽ \(ME \bot AB,MF \bot AC\). Chứng minh:

a)  \(\Delta {\rm B}{\rm E}{\rm M} = \Delta CFM.\)

b)  \(AE = AF\).

c)  MA là tia phân giác của góc EMF.

d)  So sánh MC và ME. 

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Bài 2 - Chương 3 – Hình học 7

Đề bài

Bài 1: Cho tam giác ABC vuông tại B có \(\widehat A = {57^0}\). Hãy so sánh các cạnh của tam giác ABC.

Bài 2: Cho tam giác ABC cân tại A có \(\widehat {ABC} = {36^0}\).

a) Tính số đo góc \(\widehat {BAC}\).

b) Tia phân giác của góc ABC cắt cạnh AC tại D. Gọi E là hình chiếu của B lên CA và F là hình chiếu của A lên BD. Chứng minh \(\Delta ABE = \Delta ABF\).

c) Chứng minh \(B{\rm{D}} < EC\).

Xem lời giải