Bài 5 trang 50 SGK Hình học 12

Cho tứ diện đều \(ABCD\) cạnh \(a\). Gọi \(H\) là hình chiếu vuông góc của đỉnh \(A\) xuống mặt phẳng \((BCD)\).

a) Chứng minh \(H\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(BCD\). Tính độ dài đoạn \(AH\).

b) Tính diện tích xung quanh và thể tích của khối trụ có đường tròn đáy ngoại tiếp tam giác \(BCD\) và chiều cao \(AH\).

Lời giải

a) Ta biết rằng tứ diện đều là tứ diện có \(6\) cạnh đều bằng nhau.

Kẻ \(AH \bot (BCD)\) ta có: \(\Delta AHB = \Delta AHC = \Delta AHD\) (cạnh huyền - canh góc vuông)

\( \Rightarrow HB = HC = HD\) (các cạnh tương ứng).

Vậy \(H\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đều \(BCD\).

Gọi \(I\) là trung điểm của \(CD\). Do \(\Delta BCD\) nên \(BI = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)

\( \Rightarrow BH = {2 \over 3}BI = {{a\sqrt 3 } \over 3}\);

Do tam giác \(ABH\) vuông tại \(H\) nên : \(A{H^2} = A{B^2} - B{H^2}={a^2} - {{{a^2}} \over 3} = {2 \over 3}{a^2}\) .

Vậy \(AH = {{\sqrt 6 } \over 3}a\)

b) Vì tam giác \(BCD\) đều cạnh \(a\), nên bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác là \(r = BH = {{a\sqrt 3 } \over 3}\), cũng chính là bán kính đáy của khối trụ. Vì vậy diện tích xung quanh của hình trụ là:

\(S = 2\pi rh = 2\pi {{a\sqrt 3 } \over 3}.{{\sqrt 6 } \over 3}a = {{2\sqrt 2 } \over 3}\pi {a^2}\) (đtdt).

Thể tích khối trụ là: \(V = \pi {r^2}h = \pi {{{a^2}} \over 3}.{{\sqrt 6 } \over 3}a = {{\sqrt 6 } \over 9}\pi {a^3}\) (đttt)


Bài Tập và lời giải

Soạn bài Tính từ và cụm tính từ trang 153 SGK Ngữ văn 6 tập 1

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍNH TỪ

1. Tìm tính từ có trong các câu sau:

a) Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc  vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

(Ếch ngồi đáy giếng)

b) Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm […]. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi.

(Tô Hoài)

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”