Số cách xếp \(3\) nam và \(3\) nữ vào \(6\) ghế là \(6!\) Cách.
Suy ra: \(n(\Omega ) = 6! = 720\)
a) Ta gọi \(A\) là biến cố : “Nam, nữ ngồi xen kẽ nhau”
Ta đánh số ghế như sau:
Trường hợp 1:
+ Nam ngồi ghế số \(1, 3, 5\) suy ra có \(3!\) cách xếp
+ Nữ ngồi ghế số \(2, 4, 6\) suy ra có \(3!\) cách xếp
Suy ra trường hợp 1 có \(3!.3! = 36\) cách xếp
Trường hợp 2:
+ Nữ ngồi ghế số \(1, 3, 5\) suy ra có \(3!\) cách xếp
+ Nam ngồi ghế số \(2, 4, 6\) suy ra có \(3!\) cách xếp
Suy ra trường hợp 1 có \(3!.3! = 36\) cách xếp
Suy ra:
\(N(A) = 3!.3! + 3!.3! = 36 + 36 = 72\) cách xếp.
Vậy \(\displaystyle P(A) = {{n(A)} \over {n(\Omega )}} = {{72} \over {720}} = {1 \over {10}} = 0,1\)
b) Gọi biến cố \(B\): “Ba bạn nam ngồi cạnh nhau”
Xem \(3\) bạn nam như một phần tử \(N\) và \(N\) cùng \(3\) bạn nữ được xem như ngồi vào \(4\) ghế được đánh số như sau:
Số cách xếp \(N\) và \(3\) nữ vào \(4\) ghế là \(4!\)
Mỗi cách hoán vị \(3\) nam cho nhau trong cùng một vị trí ta có thêm \(3!\) cách xếp khác nhau.
Suy ra \(n(B) = 4!.3!=144\)
Vậy : \(\displaystyle P(B) = {{n(B)} \over {n(\Omega )}} = {{144} \over {720}} = {1 \over 5} = 0,2\)