Bài 5 trang 95 SGK Hình học 12

Trong không gian \(Oxyz\) cho bốn điểm \(A(1; 0; 0), B(0; 1; 0), C(0; 0; 1)\) và \(D(1; 1; 1)\)

Gọi \(M, N\) lần lượt là trung điểm của \(AB\) và \(CD\). Toạ độ điểm \(G\) là trung điểm của \(MN\) là:

(A) G \(\left( {{1 \over 3};{1 \over 3};{1 \over 3}} \right)\) ;       (B) G \(\left( {{1 \over 4};{1 \over 4};{1 \over 4}} \right)\) ;

(C) G \(\left( {{2 \over 3};{2 \over 3};{2 \over 3}} \right)\) ;       (D) G \(\left( {{1 \over 2};{1 \over 2};{1 \over 2}} \right)\).

Lời giải

M là trung điểm của AB \( \Rightarrow M\left( {\frac{{1 + 0}}{2};\frac{{0 + 1}}{2};\frac{{0 + 0}}{2}} \right) = \left( {\frac{1}{2};\frac{1}{2};0} \right)\)

N là trung điểm của CD \( \Rightarrow N\left( {\frac{{0 + 1}}{2};\frac{{0 + 1}}{2};\frac{{1 + 1}}{2}} \right) = \left( {\frac{1}{2};\frac{1}{2};1} \right)\)

G là trung điểm của MN \( \Rightarrow G\left( {\frac{{\frac{1}{2} + \frac{1}{2}}}{2};\frac{{\frac{1}{2} + \frac{1}{2}}}{2};\frac{{0 + 1}}{2}} \right) = \left( {\frac{1}{2};\frac{1}{2};\frac{1}{2}} \right)\)

Chọn (D)


Bài Tập và lời giải

Bài 19 trang 139 SBT toán 7 tập 1

Đề bài

Hai tam giác trong hình 50 có bằng nhau hay không? Nếu có, hãy viết kí hiệu sự bằng nhau của hai tam giác đó.

Xem lời giải

Bài 20 trang 139 SBT toán 7 tập 1
Cho \(∆ABC = ∆DEF.\) Viết các cặp cạnh bằng nhau, các cặp góc bằng nhau.

Xem lời giải

Bài 21 trang 140 SBT toán 7 tập 1
Cho hai tam giác bằng nhau: tam giác \(ABC\) và một tam giác có ba đỉnh \(H, K, D\). Hãy viết kí hiệu sự bằng nhau của hai tam giác đó, biết rằng \(AB = KD, \widehat B = \widehat K\).

Xem lời giải

Bài 22 trang 140 SBT toán 7 tập 1

Đề bài

Cho \(∆ABC = ∆DMN\)

a) Viết đẳng thức trên dưới một vài dạng khác.

b) Cho \(AB = 3cm,\, AC = 4cm, \,MN = 6cm.\) Tính chu vi của mỗi tam giác nói trên.

Xem lời giải

Bài 23 trang 140 SBT toán 7 tập 1

Đề bài

Cho \(∆ABC = ∆ DEF.\) Biết \(\widehat A = 55^\circ ;\widehat E = 75^\circ \). Tính các góc còn lại của mỗi tam giác.

Xem lời giải

Bài 24 trang 140 SBT toán 7 tập 1

Đề bài

Cho hai tam giác bằng nhau: tam giác \(ABC\) và một tam giác có ba đỉnh là \(D, E, F\). Hãy viết kí hiệu sự bằng nhau của hai tam giác đó, biết rằng:

a) \(\widehat A = \widehat F,\widehat B = \widehat E\)

b) \(AB = E{\rm{D}},AC = F{\rm{D}}\).

Xem lời giải

Bài 25 trang 140 SBT toán 7 tập 1
Trên hình 51 có một số tam giác bằng nhau. Hãy quan sát rồi phát hiện các tam giác bằng nhau trong hình vẽ (không xét các tam giác mà các cạnh chưa được kẻ) sau đó kiểm tra lại bằng cách đo.

Xem lời giải

Bài 26 trang 140 SBT toán 7 tập 1
Cắt tam giác \(ABC\) bằng giấy có \(AB = AC\) và gấp hình theo tia phân giác của góc \(A.\) Nếp gấp chia tam giác \(ABC\) thành hai tam giác. Hãy đo để kiểm tra xem hai tam giác đó có bằng nhau hay không.

Xem lời giải

Bài 2.1, 2.1 phần bài tập bổ sung trang 140 SBT toán 7 tập 1

Bài 2.1

Cho \(ΔABC = ΔDIK.\) \(\widehat B = {50^o},\widehat K = {40^o}\). Điền vào chỗ trống:

a) \(\widehat A\);

b) \(\widehat I\);

c) \(\widehat C\);

Phương pháp:

- Định lí: Tổng ba góc của một tam giác bằng \({180^0}\).

- Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”