Bài 50: Cân bằng hóa học

Bài Tập và lời giải

Bài 1 trang 212 SGK Hóa học 10 Nâng cao

Hằng số cân bằng Kc của một phản ứng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Nồng độ

B. Nhiệt độ

C. Áp suất

D. Sự có mặt chất xúc tác

Xem lời giải

Bài 2 trang 212 SGK Hóa học 10 Nâng cao

Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động? Hãy cho biết ý nghĩa của hằng số cân bằng Kc. Hằng số cân bằng Kc của một phản ứng có luôn luôn là một hằng số không?

Xem lời giải

Bài 3 trang 212 SGK Hóa học 10 Nâng cao

Viết các biểu thức hằng số cân bằng Kc cho các phản ứng sau:

\(\eqalign{
& a)\,\,CaC{O_3}\left( r \right)\,\, \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} CaO\left( r \right) + C{O_2}\left( k \right) \cr
& b)\,\,C{u_2}O\left( r \right) + {1 \over 2}{O_2}\left( k \right)\,\, \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \,\,2CuO\left( r \right) \cr
& c)\,\,2S{O_2}\left( k \right) + {O_2}\left( k \right)\,\, \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2S{O_3}\left( k \right)\,;\cr&S{O_2}\left( k \right) + {1 \over 2}{O_2}\left( k \right)\,\, \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \,\,S{O_3}\left( k \right)\,;\cr&2S{O_3}\left( k \right)\,\, \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \,\,2S{O_2}\left( k \right) + {O_2}\left( k \right) \cr} \)

 Hãy cho biết mối liên hệ giữa ba hằng số cân bằng ứng với ba trường hợp trong câu c) ở cùng nhiệt độ.

Xem lời giải

Bài 4 trang 213 SGK Hóa học 10 Nâng cao

Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? Chất xúc tác có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học không? Vì sao?

Xem lời giải

Bài 5 trang 213 SGK Hóa học 10 Nâng cao
Phát biểu nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê và dựa vào cân bằng sau để minh họa:\(C\left( r \right) + C{O_2}\left( k \right)\,\, \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \,\,2CO\left( k \right),\,\,\Delta H = 172KJ\)

Xem lời giải

Bài 6 trang 213 SGK Hóa học 10 Nâng cao

Xét các hệ cân bằng sau trong một bình kín:

\(\eqalign{
& a)\,\,C\left( r \right) + {H_2}O\left( k \right)\,\, \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \,\,CO\left( k \right) + {H_2}\left( k \right);\cr&\Delta H = 131KJ \cr
& b)\,\,CO\left( k \right) + {H_2}O\left( k \right)\,\, \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \,\,C{O_2}\left( k \right) + {H_2}\left( k \right);\cr&\Delta H = - 41KJ \cr} \)

Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biến đổi một trong các điều kiện sau?

- Tăng nhiệt độ.

- Thêm lượng hơi nước vào.

- Thêm khí H2 vào

- Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống.

- Dùng chất xúc tác.

Xem lời giải

Bài 7 trang 213 SGK Hóa học 10 Nâng cao

Cho biết phản ứng thuận nghịch sau: 

\({H_2}\left( k \right) + {I_2}\left( k \right)\,\, \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \,\,2HI\left( k \right)\)

Nồng độ các chất lúc cân bằng ở nhiệt độ 4300C như sau:

\(\left[ {{H_2}} \right] = \left[ {{I_2}} \right] = 0,107M\,\,\,\,\,  ;\,\,\,\,\,\,\,\,\left[ {HI} \right] = 0,786M\)

Tính hằng số cân bằng Kc của phản ứng ở 4300C.

Xem lời giải

Bài 8 trang 213 SGK Hóa học 10 Nâng cao

Cho biết phản ứng sau: 

\({H_2}O\left( k \right) + CO\left( k \right)\,\, \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \,\,{H_2}\left( k \right) + C{O_2}\left( k \right)\)

Ở 7000C hằng số cân bằng Kc = 1,873. Tính nồng độ H2O và CO ở trạng thái cân bằng, biết rằng hỗn hợp ban đầu gồm 0,300 mol H2O và 0,300 mol CO trong bình 10 lít ở 7000C.

Xem lời giải

Bài 9 trang 213 SGK Hóa học 10 Nâng cao

Hằng số cân bằng Kccủa phản ứng 

\({H_2}\left( k \right) + B{r_2}\left( k \right)\,\, \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \,\,2HBr\left( k \right)\) ở 7300C là 2,18.106. Cho 3,20 mol HBr vào trong bình phản ứng dung tích 12,0 lít 7300C. Tính nồng độc ảu H2, Br2 và HBr ở trạng thái cân bằng.

Xem lời giải

Bài 10 trang 213 SGK Hóa học 10 Nâng cao

Iot bị phân hủy bởi nhiệt theo phản ứng sau:

\({I_2}\left( k \right)\,\, \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \,\,2I\left( k \right)\)

Ở 7270C hằng số cân bằng Kc là 3,80.10-5. Cho 0,0456 mol I2 vào trong bình 2,30 lít ở 727C. Tính nồng độ I2 và I ở trạng thái cân bằng.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”