Câu 1. Hãy tính khối lượng tương đối tính của một người có khối lượng nghỉ \(m_0= 60\; kg\) chuyển động với tốc độ \(0,8c\).
Câu 2. Tính năng lượng toàn phần của một vật đứng yên có khối lượng nghỉ \(m_0= 1\;kg\). So sánh năng lượng này với điện năng do Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình (có công suất \(1,92\) triệu kilôoát) có thể phát ra trong 1 năm.
Câu 3. Tính khối lượng của phôtôn ứng với bức xạ có \(\lambda = 0,50\,\mu m\)
Câu 3. Theo thuyết tương đối, khối lượng tương đối tính của một vật có khối lượng nghỉ \(m_0\) chuyển động với tốc độ \(v\) là
A. \(m = {m_0}{\left( {1 - {{{v^2}} \over {{c^2}}}} \right)^{ - 1}}\).
B. \(m = {m_0}{\left( {1 - {{{v^2}} \over {{c^2}}}} \right)^{{{ - 1} \over 2}}}\).
C. \(m = {m_0}{\left( {1 - {{{v^2}} \over {{c^2}}}} \right)^{{1 \over 2}}}\).
D. \(m = {m_0}\left( {1 - {{{v^2}} \over {{c^2}}}} \right)\).
Bài 2. Hệ thức Anh-xtanh giữa khối lượng và năng lượng là
A.\(E = {m \over {{c^2}}}\). B. \(E = mc\).
C.\(E = {m \over c}\). D. \(E = mc^2\).
Bài 3. Một hạt có động năng bằng năng lượng nghỉ của nó. Tính tốc độ của hạt.