Bài 54 trang 87 SGK Toán 8 tập 2

Để đo khoảng cách giữa hai điểm \(A\) và \(B\), trong đó \(B\) không tới được, người ta tiến hành đo và tính khoảng cách như hình 57:

\(AB // DF; AD = m; DC = n; DF = a\).

a) Em hãy nói rõ về cách đo như thế nào.

b) Tính độ dài \(x\) của khoảng cách \(AB\).

Lời giải

a) Cách đo: Chọn thêm hai điểm \(C\) và \(D\) sao cho \(A, D, C\) thẳng hàng \(AC ⊥ AB\).

- Chọn điểm \(F\) sao cho \(C, F, B\) thẳng hàng và \(DF ⊥ AC\).

b)  Có \(DF // AB\) (theo cách dựng) nên \(∆CDF ∽ ∆CAB\)

\( \Rightarrow \dfrac{DF}{AB}=\dfrac{CD}{CA}\) (tính chất 2 tam giác đồng dạng)

\( \Rightarrow  AB = \dfrac{DF.CA}{CD}= \dfrac{a(m+n)}{n}\)

Vậy \(x= \dfrac{DF.CA}{CD}= \dfrac{a(m+n)}{n}\)


Bài Tập và lời giải

A. Hoạt động thực hành - Bài 10C: Ôn tập 3

Câu 1

Tìm 8 tiếng thích hợp ghép được với tiếng “hữu” để tạo thành từ:

M: - ái (hữu ái)

- bằng (bằng hữu)

Gợi ý:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

Hữu ích, hữu nghị, bạn hữu, hữu hạn, hữu dụng, hữu tình, hữu hiệu, hằng hữu

Câu 2

Đọc bài thơ sau:

Mầm non

Dưới vỏ một cành bàng       

Còn một vài lá đỏ              

Một mầm non nho nhỏ    

Còn nằm ép lặng im          

 

Mầm non mắt lim dim           

Cố nhìn qua kẽ lá                

Thấy mây bay hối hả        

Thấy lất phất mưa phùn  

Rào rào trận lá tuôn               

Rải vàng đầy mặt đất

Rừng cây trông thưa thớt      

Như chỉ cội với cành….    

 

Một chú thỏ phóng nhanh

Chẹn nấp vào bụi vắng

Và tất cả im ắng

Từ ngọn cỏ, làn rêu….

Chợt một tiếng chim kêu:

- Chiếp, chiu, chiu ! Xuân tới!

Tức thì trăm ngọn suối

Nổi róc rách reo mừng

Tức thì ngàn chim muông

Nổi hát ca vang dậy…

 

Mầm non vừa nghe thấy

Vội bật chiếc vỏ rơi

Nó đứng dậy giữa trời

Khoác áo màu xanh biếc…

(Võ Quảng)

Câu 3

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:

1) Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào?

a.  Mùa xuân

b. Mùa hè

c. Mùa thu

d. Mùa đông

Gợi ý

Em đọc kĩ nội dung bài thơ rồi trả lời

Trả lời:

Những chi tiết trong bài đều cho thấy mầm non nằm im mình vào mùa đông:

Dưới vỏ một cành bàng/Còn một vài lá đỏ

Thấy mây bay hối hả/Thấy lất phất mưa phùn/Rào rào trận lá tuôn/Rải vàng đầy mặt đất/Rừng cây trông thưa thớt/Như chỉ cội với cành…

Đáp án đúng: d. Mùa đông

 

2) Trong bài thơ, mầm non được nhân hóa bằng cách nào?

a. Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non

b. Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non

c. Dùng những đại từ chỉ người để chỉ mầm non

Gợi ý

Em đọc kĩ lại đoạn thơ, tìm những câu có nhắc đến mầm non rồi trả lời

Trả lời:

Trong bài thơ mầm non được nhân hóa bằng cách dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non

Một mầm non nho nhỏ/Còn nằm ép lặng im

Mầm non mắt lim dim/Cố nhìn qua kẽ lá

Mầm non vừa nghe thấy/Vội bật chiếc vỏ rơi/Nó đứng dậy giữa trời/Khoác áo màu xanh biếc

Những từ gạch chân vốn là những từ được dùng để chỉ hoạt động của con người thì nay lại được dùng cho mầm cây

Đáp án đúng: a. Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non

 

3) Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về?

a. Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân

b. Nhờ sự im ắng của mọi vật trong mùa xuân

c. Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá trong mùa xuân.

Gợi ý

Em đọc kĩ bài thơ và trả lời

Xem lời giải

B. Hoạt động ứng dụng - Bài 10C: Ôn tập 3
Giải bài 10C: Ôn tập 3 phần hoạt động ứng dụng trang 108 sách VNEN tiếng việt 5 với lời giải dễ hiểu

Xem lời giải