Bài 1. Sự phân hạch là sự vỡ của một hạt nhân nặng
A. Thường xảy ra một cách tự phát thành nhiều hạt nhân nhẹ hơn.
B. Thành hai hạt nhân nhẹ hơn, do hấp thụ một nơtron.
C. Thành hai hạt nhân nhẹ hơn và vài nơtron, sau khi hấp thụ một nơtron chậm.
D. Thành hai hạt nhân nhẹ hơn, thường xảy ra một cách tự phát.
Bài 2. Đồng vị có thể phân hạch khi hấp thụ một nơtron chậm là
A. \({}_{92}^{238}U.\) B. \({}_{92}^{234}U.\)
C. \({}_{92}^{235}U.\) D. \({}_{92}^{239}U.\)
Bài 3. Gọi k là hệ số nhân nơtron, thì điều kiện cần và đủ để phản ứng dây chuyền có thể xảy ra là
A. k < 1. B. k = 1.
C. k > 1. D. \(k \ge 1\).
Câu 4 :Tính năng lượng mà một phân hạch toả ra.
Cho biết mU = 234,99 u; mMo = 94,88 u; mLa = 138,87 u. Bỏ qua khối lượng của êlectron.
\({}_{92}^{235}U + n \to {}_{42}^{95}Mo + {}_{57}^{139}La + 2n + 7{e^ - }\)