Bài 6. Phép vị tự

Bài Tập và lời giải

Câu 25 trang 29 SGK Hình học 11 Nâng cao

Bài 25. Các phép sau đây có phải là phép vị tự hay không: phép đối xứng tâm, phép đối xứng trục, phép đồng nhất, phép tịnh tiến theo vectơ khác \(\vec 0\)?

Xem lời giải

Câu 26 trang 29 SGK Hình học 11 Nâng cao

Bài 26. Các khẳng định sau đây có đúng không ?

a. Phép vị tự luôn có điểm bất động (tức là điểm biến thành chính nó)

b. Phép vị tự không thể có quá một điểm bất động

c. Nếu phép vị tự có hai điểm bất động phân biệt thì mọi điểm đều bất động

Xem lời giải

Câu 27 trang 29 SGK Hình học 11 Nâng cao

Bài 27. Xác định tâm vị tự trong và tâm vị tự ngoài của hai đường tròn trong các trường hợp sau :

a. Hai đường tròn tiếp xúc ngoài với nhau

b. Hai đường tròn tiếp xúc trong với nhau

c. Một đường tròn chứa đường tròn kia

Xem lời giải

Câu 28 trang 29 SGK Hình học 11 Nâng cao

Bài 28. Cho hai đường tròn (O) và (O') cắt nhau tại A và B. Hãy dựng qua A một đường thẳng d cắt (O) ở M và (O)' ở N sao cho M là trung điểm của AN

Xem lời giải

Câu 29 trang 29 SGK Hình học 11 Nâng cao

Bài 29. Cho đường tròn (O; R) và điểm I cố định khác O. Một điểm M thay đổi trên đường tròn. Tia phân giác của góc MOI cắt IM tại N. Tìm quỹ tích điểm N

Xem lời giải

Câu 30 trang 29 SGK Hình học 11 Nâng cao

Bài 30. Cho hai đường tròn (O) và (O') có bán kính khác nhau, tiếp xúc ngoài với nhau tại A. Một đường tròn (o") thay đổi, luôn luôn tiếp xúc ngoài với (O) và (O') lần lượt tại B và C . Chứng minh rằng đường thẳng BC luôn đi qua một điểm cố định

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”