Bài 6 trang 17 SGK Vật lí 12

Một con lắc đơn khi được thả không vận tốc đầu từ li độ góc α0. Khi con lắc đi qua vị trí cân bằng thì tốc độ của quả cầu con lắc là bao nhiêu?

A. \(\sqrt{gl(1-cos\alpha _{0})}\)

B. \(\sqrt{2glcos\alpha _{0}}\)

C. \(\sqrt{2gl(1-cos\alpha _{0})}\)

D. \(\sqrt{glcos\alpha _{0}}\)

Lời giải

Khi con lắc qua vị trí cân bằng thì thế năng bằng 0, động năng cựa đại (bằng cơ năng):

\(\begin{array}{l}\dfrac{1}{2}mv_{max}^2 = mgl\left( {1 - c{\rm{os}}{\alpha _0}} \right)\\ \Rightarrow {v_{max}} =  \pm \sqrt {2gl\left( {1 - c{\rm{os}}{\alpha _0}} \right)} \end{array}\)

Đáp án C.


Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 1 – Chương 3 – Hóa học 9

Câu 1 : Mô tả sự đổi màu của đồng khi oxi tác dụng với đồng.

Viết phương trình hóa học.

Câu 2 : Một phi kim X2 khi tác dụng với kim loại M (hóa trị III) theo phương trình:

3X2 + 2M \(\to\) 2MX3

Cứ 6,72 lít X2 (đktc) phản ứng vừa đủ với 11,2 gam M tạo ra 32,5 gam MX3.

Xác định tên của phi kim X (O = 16, Cl = 35,5, Br = 80, S = 32).

Câu 3 : Đốt bột Zn trong không khí, sau khi kết thúc phản ứng, người ta cho vào hỗn hợp một lượng dư dung dịch HCl thì thấy có khí H2 thoát ra.

Viết các phương trình hóa học đã xảy ra.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 2 – Chương 3 – Hóa học 9

Câu 1 : Viết các phương trình hóa học cho clo tác dụng với nước và với dung dịch kiềm, ở nhiệt độ thường.

Câu 2: Cho dung dịch chứa 0,4 mol HCl tác dụng với MnO2 (dư) thu được khí Clo. Khí clo tạo ra phản ứng hết với nhôm.

Tính khối lượng AlCl3 thu được (Al = 27, Cl = 35,5).

Câu 3 : Đốt hỗn hợp gồm 3,36 lít khí H2 và 2,24 lít Cl­2 trong bình kín. Cho sản phẩm qua 92,7 gam dung dịch HCl 3,65%. Tính C% của dung dịch HCl sau cùng. (các khí ở đktc, H = 1, Cl = 35,5).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 3 – Chương 3 – Hóa học 9

Câu 1 : Viết các phương trình hóa học điều chế clo từ MnO2, HCl, NaCl.

Câu 2 : Tính thể tích khí CO (đktc) cần dùng để tác dụng hết với hỗn hợp gồm 0,12 mol CuO và 0,1 mol Fe2O3.

Câu 3 : Một hỗn hợp gồm O2 và CO2 có thể tích 4,48 lít (đktc) khi cho sục vào dung dịch NaOH dư. Tính khối lượng Na2CO3 tạo ra. Biết trong hỗn hợp đầu thể tích O2 và CO2 bằng nhau. (C = 12, O = 16, Na = 23).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 4 – Chương 3 – Hóa học 9

Câu 1 : Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 2 khí Cl2 và SO2 được chứa trong 2 bình riêng biệt.

Câu 2 : Một hợp chất có thành phần theo khối lượng: SiO2 75%, CaO 12%, Na2O 13%. Xác định công thức hóa học của các hợp chất ở dạng oxit (Ca = 40, O = 16, Na = 23, Si = 28).

Câu 3 : Nhiệt phân 80 gam đá vôi, toàn bộ khí sinh ra được sục vào dung dịch nước vôi trong (dư), thu được 60 gam kết tủa CaCO3. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính độ tinh khiết của loại đá vôi trên (Ca = 40, O = 16, C = 12, Na = 23, Si = 28).

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 5 – Chương 3 – Hóa học 9

Câu 1 : Các nguyên tố phi kim có các tính chất sau:

(1)Tác dụng với kim loại cho muối.

(2)Tác dụng với hidro tạo thành hợp chất khí.

(3)Không tác dụng với phi kim khác.

Tính chất nào sai?

A.(1)                                        B.(2)

C.(1) và (2).                             D.(3).

Câu 2 : Cho các nguyên tố: cacbon, lưu huỳnh, nito, clo, brom, chì, mangan, thiếc.

Dãy nào sau đây chỉ gồm các nguyên tố phi kim?

A.Lưu huỳnh, nito, clo, brom, mangan.

B.Cacbon, nôt, clo, brom, chì, thiếc.

C.Cacbon, lưu huỳnh, clo, brom, chì.

D.Cacbon, lưu huỳnh, nito, clo, brom.

Câu 3 : Trong phản ứng: 4P + 5O2 \(\to\) 5P2O5, P là:

A.chất khử                              B.chất oxi hóa

C.một axit                               D.một kim loại.

Câu 4 (2 điểm): Cho sơ đồ chuyển đổi:

Phi kim \(\to\) oxit axit (X1) \(\to\) oxit axit (X2) \(\to\) Axit (X3) \(\to\) muối sunfat tan (X4) \(\to\) muối sunfat không tan (X5).

Công thức các chất: X1, X2, X3, X4, X5 thích hợp lần lượt là:

A. S, SO2, SO3, H2SO3, Na2SO4, BaSO4.

B. S, SO2, SO3, H2SO4, Na2SO4, BaSO4.

C. P, P2O3, P2O5, H2PO4, Na3PO4, BaSO4.

D. S, SO2, SO3, H2SO4, BaSO4, CaSO4.

Câu 5 : Để chứng minh phản ứng giữa khí hidro và khí clo đã xảy ra người ta có thể kiểm chứng bằng:

A.cách dùng quỳ tím ẩm.

B.sự giảm thể tích của hỗn hợp khí.

C.sự tạo chất khí màu xanh.

D.sự giảm khối lượng của hỗn hợp khí.

Câu 6 : Cho phản ứng: \({H_2} + B{r_2}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow 2HBr.\)  HBr là chất:

A.lỏng, màu nâu.

B.khí, tan mạnh trong nước.

C.lỏng, không màu.

D.khí, không tan trong nước.

Câu 7 : Đốt cháy lưu huỳnh trong một bình đựng khí oxi, đáy bình có chứa một ít nước có một mẩu giấy quỳ tím. Lắc nhẹ bình ta thấy quỳ tím:

A.không đổi màu

B.hóa đỏ

C.hóa xanh.

D.không đổi màu, bình có nhiều khói trắng.

Câu 8 : Đốt cháy 1,2 gam cacbon, cho khí CO2 thu được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng dung dịch Ca(OH)2.

A.không đổi                           

B.tăng

C.giảm                                   

D.giảm 5,6 gam.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 6 – Chương 3 – Hóa học 9

Câu 1 : Phương trình hóa học nào sau đây viết sai?

\(\eqalign{  & A.3C{l_2} + 2Fe\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow 2FeC{l_3}  \cr  & B.C{l_2} + Cu\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow CuC{l_2}  \cr  & C.2C{l_2} + {O_2}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow 2C{l_2}O  \cr  & D.C{l_2} + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{\(\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}\)}} HCl + HClO. \cr} \)

Câu 2 : dẫn khí clo vào cốc nước có pha quỳ tím. Hiện tượng quan sát được là:

A.dung dịch có màu vàng lục, quỳ tím chuyển sang màu đỏ, sau đó mất màu.

B.dung dịch không có màu, quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

C.dung dịch có màu vàng lục, quỳ tím mất màu.

D.dung dịch có màu đỏ.

Câu 3 : Nước Gia - ven là dung dịch trong nước của:

A.NaClO.                                           

B.NaCl

C.NaClO và NaOH                           

D.NaClO và NaCl.

Câu 4 : Có 3 khí đựng riêng biệt trong 3 lọ: clo, hidro, clorua, oxi.

Dùng chất nào sau đây để nhận biết từng khí?

A.quỳ tím ướt.

B.dung dịch NaOH

C.Than nóng đỏ.

D.bột nhôm.

Câu 5 : Điều chế clo bằng phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

\(\eqalign{  & A.Mn{O_2} + 4HCl \to MnC{l_2} + C{l_2} + 2{H_2}O({t^0})  \cr  & B.2KMn{O_4} + 16HCl \to 2KCl + 2MnC{l_2} + 5C{l_2} + 8{H_2}O  \cr  & C.2NaCl + 2{H_2}O \to 2NaOH + {H_2} + C{l_2}\cr&\text{(điện phân có màng ngăn)}  \cr  & D.2FeC{l_3} \to 2FeC{l_2} + C{l_2}({t^0}) \cr} \)

Câu 6 : Dung dịch nước clo hay nước Gia - ven có tính tẩy màu vì có mặt:

A.HClO hay NaClO là những chất có tính oxi hóa mạnh.

B.HClO hay NaClO dễ tạo ra oxi.

C.nguyên tố clo.

D.HClO là một axit yếu và NaClO là muối của HClO.

Câu 7 : Để loại khí HCl thoát ra cùng với khí Cl2 trong phản ứng:

\(Mn{O_2} + 4HCl \to MnC{l_2} + C{l_2} + 2{H_2}O({t^0})\)

Người ta dùng:

A.dung dịch NaOH

B.dung dịch NaCl bão hòa.

C.H2SO4 đặc.

D.dung dịch nước vôi trong.

Câu 8 : Dẫn khí clo vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thường, dung dịch tạo ra có chứa:

A.HCl và HClO                                 

B.KOH và Cl2

C.KClO và KCl                                 

D.KClO3 và HClO.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 7 – Chương 3 – Hóa học 9

Câu 1 : Chất nào sau đây không phải là dạng thù hình của nhau?

A.Oxi và ozon.

B.Kim cương và than chì.

C.Than chì và cacbon vô định hình.

D.Nhôm và oxit nhôm.

Câu 2 : Than hoạt tính là một loại than:

A.có hoạt tính hóa học cao.

B.mới điều chế có tính hấp phụ cao.

C.có khả năng giữ bề mặt của nó các chất khí hay hơi.

D.có khả năng hấp thụ các chất có màu trong dung dịch.

Câu 3 : Cacbon là một phi kim hoạt động

A.yếu                                      B.trung bình

C.mạnh                                    D.rất mạnh.

Câu 4 : Trong 2 phản ứng sau:

\(\eqalign{  & C + {O_2}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow C{O_2}(1)  \cr  & CuO + C\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow 2Cu + C{O_2}(2) \cr} \)

Vai trò của cacbon

A.ở phương trình (1) là chất khử, ở phương trình (2) là chất oxi hóa.

B.ở cả 2 phương trình đều là chất khử.

C. ở cả 2 phương trình đều là chất oxi hóa.

D.ở phương trình (1) là chất oxi hóa, ở phương trình (2) là chất khử.

Câu 5 : Một hợp chất gồm 2 nguyên tố cacbon và oxi, có tỉ khối đối với nito bằng 1. Công thức phân tử của hợp chất đó là:

A.CO2                             B.CO

C.CO3                             D.CO hoặc CO2.

Câu 6 : Khí CO có tính chất

A.của một oxit axit

B.của một chất khử

C.tác dụng với nước cho một axit.

D.của một oxit bazo.

Câu 7: Trong phản ứng:

\(4CO + F{e_3}{O_4}\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow 3Fe + 4C{O_2}\)

Khí CO có tính.

A.khử                                      B.oxi hóa

C.axit                                      D.bazo.

Câu 8 : Cho giấy quỳ tím vào bình đựng nước, sục khí CO2 vào. Đun nóng bình 1 thời gian người ta thấy quỳ tím:

A.không đổi màu.

B.chuyển sang màu đỏ.

C.chuyển sang màu đỏ, sau khi đun lại chuyển thành màu tím.

D.chuyển sang màu xanh.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 8 – Chương 3 – Hóa học 9

Câu 1 :

Công thức phân tử

Ca(HCO3)2

NaHCO3

NaClO

KMnO4

Gọi tên

Canxi cacbonat

Natri hidrocacbonat

Natri hipoclorat

Kali pemanganat

 

(1)

(2)

(3)

(4)

Các chất gọi tên đúng là:

A.(1), (2), (3).

B.(1), (2), (4).

C.(1), (3), (4).

D.(2), (4).

Câu 2 : Cho sơ đồ:

\(C{O_2}( + {\rm{dd}}NaOH(1)) \to NaHC{O_3}( + {H_2}C{O_3}(2)) \)\(\,\to N{a_2}C{O_3}( + {\rm{dd}}HCl(3)) \to NaHC{O_3}\)

Trong 3 vị trí trên, chất phản ứng ở vị trí nào sai?

A.(2)                                        B.(3)

C.(1)                                        D.(1) và (2).

Câu 3 : Phản ứng nào sau đây thể hiện tính chất của NaHCO3?

\(\eqalign{  & (1)NaHC{O_3} + NaOH \to N{a_2}C{O_3} + {H_2}O  \cr  & (2)2NaHC{O_3} \to N{a_2}C{O_3} + C{O_2} + {H_2}O({t^0})  \cr  & (3)NaHC{O_3} + Ca{(OH)_2} \to N{a_2}C{O_3} + CaC{O_3} + {H_2}O  \cr  & (4)2NaHC{O_3} + CaC{l_2} \to Ca{(HC{O_3})_2} + 2NaCl. \cr} \)

A.(2), (3), (4).

B.(1), (3), (4).

C.(1), (2), (4).

D.(1), (2), (3).

Câu 4 : Có các chất bột màu trắng: Na2CO3, CaCO3, NaHCO3, NaCl. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết từng chất?

A.Nước, dung dịch HCl.

B.Nước, dung dịch CaCl2, dung dịch HCl.

C.Dung dịch HCl, dung dịch CaCl2.

D.Dung dịch Ca(OH)2.

Câu 5 : Cho các phương trình hóa học:

\(\eqalign{  & C{O_2} + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{\(\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}\)}} {H_2}C{O_3}(1)  \cr  & CaC{O_3} + 2HCl \to CaC{l_2} + C{O_2} + {H_2}O(2) \cr} \)

Các phát biểu sau phát biểu nào đúng?

A.Phương trình (1) chứng tỏ axit H2CO3 là axit không bền. Phương trình (2) chứng tỏ axit H2CO3 có tính axit yếu hơn axit HCl.

B. Phương trình (1) nói lên axit H2CO3 là axit 2 nấc.

C. Phương trình (2) nói lên CaCO3 là muối tan được trong nước.

D. Phương trình (2) có thể xảy ra theo chiều ngược lại.

Câu 6: CO2 và SiO2 có điểm giống nhau là cùng

A.tác dụng với kiềm và oxit bazo.

B.tác dụng với nước.

C.tác dụng với dung dịch muối.

D.được dùng để chữa cháy.

Câu 7 : Phương trình hóa học nào sau đây không dùng để sản xuất thủy tinh?

\(\eqalign{  & A,CaC{O_3} \to CaO + C{O_2}({t^0})  \cr  & B.CaO + Si{O_2} \to CaSi{O_3}({t^0})  \cr  & C.N{a_2}C{O_3} + Si{O_2} \to N{a_2}Si{O_3} + C{O_2}({t^0})  \cr  & D.Si + {O_2} \to Si{O_2}({t^0}) \cr} \)

Câu 8 : Khối lượng KHCO3 thu được khi sục 6,72 lít CO2 (đktc) vào 400ml dung dịch KOH 1M là (K = 39, O = 16, C = 12, H = 1)

A.20 gam                                B.10 gam

C.30 gam                                 D.40 gam.

Xem lời giải