Bài 6 trang 39 SGK Hình học lớp 12

Cắt một hình nón bằng một mặt phẳng qua trục của nó ta được thiết diện là một tam giác đều canh \(2a\). Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình nón đó.

Lời giải

Theo đề bài, đường kính của hình tròn đáy của nón bằng \(\displaystyle 2a\). Vậy bán kính \(\displaystyle R = a\) và độ dài đường sinh của hình nón \(\displaystyle l = 2a\).

Suy ra chiều cao của hình nón: \(\displaystyle h = \sqrt {{l^2} - {r^2}}  = \sqrt {4{a^2} - {a^2}}  = a\sqrt 3 \)

Vậy diện tích xung quanh của hình nón là: \(\displaystyle S_{xq} = πRl = π.a.2a=2a^2π\)

Thể tích khối nón là: \(\displaystyle V = {1 \over 3}\pi {r^2}.h = {1 \over 3}\pi {a^2}.a\sqrt 3  = {{\pi {a^3}\sqrt 3 } \over 3}\)


Bài Tập và lời giải

Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 6 ngắn gọn tập 1 bài Ông lão đánh cá và con cá vàng - Alexander Pushkin. Câu 2: Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao?

Xem lời giải

Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có mấy lần ông lão ra biển gọi con cá vàng? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Hãy nêu tác dụng của biện pháp này.

Xem lời giải

Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Trong truyện, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Đây là một biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Năm lần ông ra với năm tâm trạng khác nhau, từ bối rối, ngượng ngùng cho đến hoảng sợ. Thái độ của cá vàng và biểu hiện của biển cả cũng thay đổi, tăng dần theo lòng tham của mụ vợ. Cách kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện không hề đơn điệu mà trái lại, ngày càng khiến cho bạn đọc cảm thấy hấp dẫn, hứng thú. Đặc điểm tính cách của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật mụ vợ ông lão, ngày càng được tô đậm, nổi bật hơn lên.

Xem lời giải