a) Thay \(x = 2\) vào vế trái của phương trình \((1)\), ta có:
\(2^2 – 5.2 + 6 = 4 – 10 + 6 = 0\)
Vế trái bằng vế phải nên \(x = 2\) là nghiệm của phương trình \((1)\).
Thay \(x = 2\) vào vế trái của phương trình \((2)\), ta có:
\(2 + (2 – 2)(2.2 +1) = 2 + 0 = 2\)
Vế trái bằng vế phải nên \(x = 2\) là nghiệm của phương trình \((2)\).
Vậy \(x = 2\) là nghiệm chung của hai phương trình \((1)\) và \((2)\).
b) Thay \(x = 3\) vào vế trái của phương trình \((1)\), ta có:
\(3^2 – 5.3 + 6 = 9 – 15 + 6 = 0\)
Vế trái bằng vế phải nên \(x = 3\) là nghiệm của phương trình (1).
Thay \(x = 3\) vào vế trái của phương trình \((2)\), ta có:
\(3 + (3 – 2)(2.3 + 1) = 3 + 7 = 10 ≠ 2\)
Vì vế trái khác vế phải nên \(x = 3\) không phải là nghiệm của phương trình \((2)\).
Vậy \(x = 3\) là nghiệm của phương trình \((1)\) nhưng không phải là nghiệm của phương trình \((2)\).
c) Hai phương trình \((1)\) và \((2)\) không tương đương nhau vì \(x = 3\) không phải là nghiệm chung của hai phương trình.