Bài 6.1, 6.2, 6.3, 6.4 phần bài tập bổ sung trang 76, 77 SBT toán 7 tập 1

Bài 6.1

Điền vào chỗ trống các từ thích hợp.

a) Mỗi điểm \(M\) xác định……\((x_0; y_0)\). Ngược lại, mỗi cặp số \((x_0; y_0)\)……điểm \(M\).

b) Cặp số \((x_0; y_0)\) là tọa độ của điểm \(M\), \(x_0\) là……………và \(y_0\) là…………của điểm \(M\).

c) Điểm \(M\) có tọa độ……………… được kí hiệu là \(M(x_0; y_0).\)


Lời giải

a) Mỗi điểm \(M\) xác định một cặp số \((x_0; y_0)\). Ngược lại, mỗi cặp số \((x_0; y_0)\) xác định một điểm \(M\).

b) Cặp số \((x_0; y_0)\) là tọa độ của điểm \(M\), \(x_0\) là hoành độ và \(y_0\) là tung độ của điểm \(M\).

c) Điểm \(M\) có tọa độ \((x_0; y_0) \) được kí hiệu là \(M(x_0; y_0).\)

Bài 6.2

 Xem hình bs1 và điền Đ, S vào ô trống trong bảng sau:

Tọa độ của điểm Đáp số
1) \(M(2; -3)\)  
2) \(M(-3; 2)\)  
3) \(N(2; -3)\)  
4) \(N(3; -2)\)  
5) \(P(-1; -2)\)  
6) \(Q(0; -2)\)  
7) \(Q(-2; 0)\)  

Phương pháp:

Từ điểm cần xác định tọa độ ta vẽ các đường vuông góc với các trục tọa độ, xác định giao điểm của đường vuông góc với trục hoành cho ta hoành độ của điểm đó, giao điểm của đường vuông góc với trục tung cho ta tung độ của điểm cần xác định tọa độ.

1) S;     2) Đ;     3) Đ;      4) S;

5) Đ;     6) S;     7) Đ.

Bài 6.3

Vẽ một hệ trục tọa độ

a) Vẽ một đường thẳng \(m\) song song với trục hoành và cắt trục tung tại điểm \((0; 3)\). Em có nhận xét gì về tung độ của các điểm trên đường thẳng \(m\).

b) Vẽ một đường thẳng \(n\) vuông góc với trục hoành tại điểm \((2; 0)\). Em có nhận xét gì về hoành độ của các điểm trên đường thẳng \(n\).

Phương pháp:

a) Từ điểm \(y=3\) dựng đường thẳng \(m\) song song với trục hoành.

b) Từ điểm \(x=2\) dựng đường thẳng \(n\) vuông góc với trục hoành. 

a) Tất cả các điểm nằm trên đường thẳng \(m\) đều có tung độ bằng \(3.\)

b) Tất cả các điểm nằm trên đường thẳng \(n\) đều có hoành độ bằng \(2.\)

Bài 6.4

Trong mặt phẳng tọa độ cho các điểm: \(M(2; 3); N(-2; 3); P(2; -3);\)\(\, Q(-2; -3).\) Các đoạn thẳng song song với trục hoành là:

(A) \(MP\) và \(QP\);

(B) \(MP\);

(C) \(PQ\);

(D) \(NP\) và \(MQ\).

Phương pháp:

Biểu diễn điểm \(M(a;b)\) trên hệ trục tọa độ ta làm như sau:

+) Từ \(x=a\) ta dựng đường thẳng vuông góc với \(Ox\).

+) Từ \(y=b\) ta dựng đường thẳng vuông góc với \(Oy\)

Giao điểm của hai đường này là điểm \(M\).

Biểu diễn các điểm trên mặt phẳng tọa độ.

Nhận thấy các đường thẳng song song với trục hoành là \(MN\) và \(PQ.\)

Chọn C.