\(a)\) \(d\) là đường trung trực của \(BC\) nên \(B\) và \(C\) đối xứng qua \(d\)
\(K\) đối xứng với \(A\) qua \(d\)
nên đoạn thẳng đối xứng với đoạn \(AB\) qua \(d\) là đoạn \(KC\)
Đoạn thẳng đối xứng với đoạn \(AC\) qua \(d\) là đoạn \(KB\)
\(b)\) \(d\) là đường trung trực của \(BC\;\; (gt)\)
\( ⇒ d ⊥ BC\)
\(A\) và \(K\) đối xứng qua \(d\) nên \(d\) là trung trực của \(AK\)
\(⇒ d ⊥ AK\)
Suy ra: \(BC // AK.\) Tứ giác \(ABCK\) là hình thang
\(AC\) và \(KB\) đối xứng qua \(d\) nên \(AC = BK.\)
Vậy hình thang \(ABCK\) là hình thang cân.