Bài 7 trang 39 SGK Hình học lớp 12

Một hình trụ có bán kính \(r\) và chiều cao \(h = r\sqrt3\).

a) Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình trụ.

b) Tính thể tích khối trụ tạo nên bởi hình trụ đã cho.

c) Cho hai điểm \(A\) và \(B\) lần lượt nằm trên hai đường tròn đáy sao cho góc giữa đường thẳng \(AB\) và trục của hình trụ bằng \(30^0\). Tính khoảng cách giữa đường thẳng \(AB\) và trục của hình trụ.

Lời giải

Theo công thức ta có:

\(S_{xq} = 2πrh = 2\sqrt3 πr^2\) 

\(S_{tp} = 2πrh + 2πr^2 =  2\sqrt3 πr^2 + 2 πr^2 \)

\(= 2(\sqrt3 + 1)πr^2\)  ( đơn vị thể tích)

b) \(V\)trụ = \(πR^2h = \sqrt3 π r^3\)

c) Giả sử trục của hình trụ là \(O_1O_2\) và \(A\) nằm trên đường tròn tâm \(O_1\), \(B\) nằm trên đường tròn tâm \(O_2\); \(I\) là trung điểm của \(O_1O_2\) , \(J\) là trung điểm của \(AB\).

Ta chứng minh \(IJ\) là đường vuông góc chung của \(O_1O_2\)  và \(AB\).

Hạ \(BB_1\) vuông góc với đáy, \(J_1\) là hình chiếu vuông góc của \(J\) xuống đáy.

Dễ thấy \(J_1\) là trung điểm của \(AB_1\) (định lí đường trung bình của tam giác).

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{O_1}{J_1} \bot A{B_1}\\{O_1}{J_1} \bot B{B_1}\end{array} \right. \Rightarrow {O_1}{J_1} \bot \left( {AB{B_1}} \right)\).

Mà \(IJ//{O_1}{J_1} \Rightarrow IJ \bot \left( {AB{B_1}} \right)\) \( \Rightarrow IJ \bot AB\).

\(\left\{ \begin{array}{l}IJ//{O_1}{J_1}\\{O_1}{O_2} \bot {O_1}{J_1}\end{array} \right. \Rightarrow IJ \bot {O_1}{O_2}\).

Vậy IJ là đường vuông góc chung của \(O_1O_2\)  và \(AB\) \( \Rightarrow d\left( {AB;{O_1}{O_2}} \right) = IJ\)

Ta có: \(BB_1\) // \({O_1}{O_2}\) \( \Rightarrow \widehat {\left( {AB;{O_1}{O_2}} \right)} = \widehat {\left( {AB;B{B_1}} \right)} = \widehat {AB{B_1}}\).

do vậy: \(AB_1 = BB_1.tan 30^0\) = \( \frac{\sqrt{3}}{3}h = r\).

Xét tam giác vuông \(O_1J_1A\) vuông tại \(J_1\) ta có: 

\( O_{1}J^{2}_{1}\) = \( O_{1}A^{2}\) - \( AJ^{2}_{1} =\) \( r^{2} - {\left( {{r \over 2}} \right)^2}=\) \( \frac{3}{4}r^{2}\) \( \Rightarrow {O_1}{J_1} = \frac{{r\sqrt 3 }}{2}\)

Vậy khoảng cách giữa \(AB\) và \(O_1O_2\) là: \( \frac{\sqrt{3}}{2}r\).


Bài Tập và lời giải

Soạn bài Thứ tự kể trong văn tự sự - Ngắn gọn nhất

 Câu 1. Em hãy tóm tắt truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”?

I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự:

1. Em hãy tóm tắt truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”? Sự việc trong truyện được kể theo trình tự nào?

* Tóm tắt truyện:

- Ông lão đánh cá sau nhiều lần kéo lưới, ông bắt được một con cá vàng.

- Cá vàng xin ông lão tha mạng và hứa sẽ đền đáp.

- Ông lão thả cá

- Về nhà, ông lão kể cho vợ, mụ nổi cáu và bắt ông đi tìm cá vàng đòi: máng lợn, nhà cao rộng, nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng và làm Long Vương.

- Mụ bị trừng phạt vì tội tham làm và bội bạc trở lại với cái túp lều nát và cái máng sứt.

* Các sự việc trong truyện đều được kể theo trình tự thời gian.

* Hiệu quả của việc kể đó: sẽ làm cho cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ và dễ theo dõi.

2. Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

* Các sự việc trong truyện không kể theo trình tự thời gian mà theo dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật, kể theo ngôi thứ 3. Trước hết kể hiện tại – quá khứ - hiện tại.

* Kể theo thứ tự này làm cho câu chuyện trở nên phong phú, khách quan như thật.

Xem lời giải

Soạn bài Thứ tự kể trong văn tự sự

I. TÌM HIỂU THỨ TỰ TRONG VĂN TỰ SỰ

1. Em hãy tóm tắt các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng và cho biết trong truyện các sự việc được kể theo thứ tự nào? Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?

Xem lời giải