Bài 7.1, 7.2, 7.3, 7.4 phần bài tập bổ sung trang 21 SBT toán 7 tập 1

Bài 7.1

Cho tỉ lệ thức \(\displaystyle {{7,5} \over 4} = {{22,5} \over {12}}\). Điền dấu x vào ô thích hợp trong bảng sau:

Câu

Đúng

Sai

a) Các số \(7,5\) và \(12\) là các ngoại tỉ

 

 

b) Các số \(4\) và \(7,5\) là các trung tỉ

 

 

c) Các số \(4\) và \(22,5\) là các trung tỉ

 

 

d) Các số \(22,5\) và \(12\) là các trung tỉ

 

 

e) Các số \(7,5\) và \(22,5\) là các ngoại tỉ

 

 



Lời giải

Phương pháp:

Tỉ lệ thức là một đẳng thức của hai số \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\) ( \(a, d\) gọi là ngoại tỉ; \(c,b\) gọi là trung tỉ)

Lời giải:

a) Đúng; b) Sai; c) Đúng; d) Sai; e) Sai.

Bài 7.2

Từ tỉ lệ thức \(\displaystyle {a \over b} = {c \over d}\) (\(a, b, c, d\) khác \(0\)) ta suy ra:

(A) \(\displaystyle {a \over d} = {b \over c}\);

(B) \(\displaystyle {a \over c} = {b \over d}\);

(C) \(\displaystyle {d \over c} = {a \over b}\);

(D) \(\displaystyle {b \over c} = {d \over a}\).

Hãy chọn đáp án đúng.

Phương pháp:

a) Tính chất cơ bản: Nếu  \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\) thì \(ad = bc\).

b) Điều kiện để bốn số thành lập tỉ lệ thức:

Nếu \(ad = bc\) và \(a, b, c, d\ne 0\) thì ta có các tỉ lệ thức:

 \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\) \(; \dfrac{a}{c}= \dfrac{b}{d} ; \dfrac{d}{b} =\dfrac{c}{a} ; \dfrac{d}{c} = \dfrac{b}{a}\)

Lời giải:

Chọn (B).

Bài 7.3

Cho \(\displaystyle {a \over b} = {c \over d}\) (\(a, b, c,d\) khác \(0, a ≠ b, c ≠ d\)).

Chứng minh rằng \(\displaystyle {a \over {a - b}} = {c \over {c - d}}\)

Phương pháp:

\(\displaystyle {a \over b} = {c \over d} \Rightarrow ad = bc\)

\(\dfrac{a}{b} = \dfrac{{ac}}{{bc}}\,\,\left( {c \ne 0} \right)\)

Lời giải:

\(\displaystyle {a \over b} = {c \over d} \Rightarrow ad = bc\)

\(\displaystyle {a \over {a - b}} = {{ad} \over {d(a - b)}} = {{bc} \over {ad - bd}} \)

\(\displaystyle = {{bc} \over {bc - bd}} = {{bc} \over {b(c - d)}} = {c \over {c - d}}\)

Vậy \(\displaystyle {a \over {a - b}} = {c \over {c - d}}\).

Bài 7.4

Cho tỉ lệ thức \(\displaystyle {a \over b} = {c \over d}\)

Chứng minh rằng \(\displaystyle {{ac} \over {bd}} = {{{a^2} + {c^2}} \over {{b^2} + {d^2}}}\)

Phương pháp:

Đặt \(\displaystyle {a \over b} = {c \over d} = k\) thì \(a = kb, c = kd\).

Tính \(\displaystyle {{ac} \over {bd}}\) theo \(k\); \(\displaystyle {{{a^2} + {c^2}} \over {{b^2} + {d^2}}}\) theo \(k\).

Từ đó so sánh hai kết quả tìm được ta có được điều phải chứng minh.

Lời giải:

Đặt \(\displaystyle {a \over b} = {c \over d} = k\) thì \(a = kb, c = kd\).

Ta có: \(\displaystyle {{ac} \over {bd}} = {{bk.dk} \over {bd}} = {{bd.{k^2}} \over {bd}} = {k^2}\)                 (1)

\(\displaystyle {{{a^2} + {c^2}} \over {{b^2} + {d^2}}} = {{{{\left( {bk} \right)}^2} + {{\left( {dk} \right)}^2}} \over {{b^2} + {d^2}}} \)

\(\displaystyle= {{{b^2}{k^2} + {d^2}{k^2}} \over {{b^2} + {d^2}}} = {{({b^2} + {d^2}).{k^2}} \over {{b^2} + {d^2}}} = {k^2}\)   (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\displaystyle {{ac} \over {bd}} = {{{a^2} + {c^2}} \over {{b^2} + {d^2}}}\).


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”