Phương pháp:
Sử dụng:
+) Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó
+) Tính chất hai tam giác bằng nhau
Vì \(M\) thuộc đường trung trực của đoạn thẳng \(AB\) nên \(MA = MB.\) Tương tự, \(NA = NB.\)
Suy ra \(∆AMN = ∆BMN\) (c.c.c) nên
\(\widehat {AMN} = \widehat {BMN}\)
\(\widehat {MAN} = \widehat {MBN}\)
\(\widehat {MNA}= \widehat {MNB}\)
Hay các khẳng định (A), (B), (C) sai, (D) đúng.
Chọn D.
Bài 7.2
Cho hai tam giác cân chung đáy \(ABC\) và \(ABD,\) trong đó \(ABC\) là tam giác đều. Gọi \(E\) là trung điểm của \(AB.\) Khi đó, khẳng định nào sau đây là sai?
(A) Đường thẳng \(CD\) là đường trung trực của \(AB.\)
(B) Điểm \(E\) không nằm trên đường thẳng \(CD.\)
(C) Đường trung trực của \(AC\) đi qua \(B.\)
(D) Đường trung trực của \(BC\) đi qua \(A.\)
Phương pháp:
Sử dụng:
+) Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó
+) Điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó
Vì tam giác \(ABD\) cân và tam giác \(ABC\) đều nên \(DA=DB;CA=CB\)
Suy ra \(D,C\) cùng thuợ đường trung trực đoạn \(AB\)
Hay \(DC\) là đường trung trực của \(AB\)
Suy ra \(DC\bot AB\) tại trung điểm \(E\) của \(AB\). Do đó, \(E \in CD\), suy ra B sai.
Tam giác \(ABC\) đều nên \(BA=BC=AC\) hay \(B\) thuộc đường trung trực của \(AC\) và \(A\) thuộc đường trung trực của \(BC\).
Chọn B.
Bài 7.3
Đường trung trực của cạnh \(BC\) trong tam giác \(ABC\) cắt cạnh \(AC\) tại \(D.\) Hãy tìm:
a) \(AD\) và \(CD\) nếu \(BD = 5cm; AC = 8cm;\)
b) \(AC\) nếu \(BD = 11,4cm; AD = 3,2cm.\)
Phương pháp:
Sử dụng:
+) Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó.