- Trong nguyên tử thì tỉ số \(1 \leqslant \dfrac{N}{Z} \leqslant 1,5\)
- Trong nguyên tử số proton bằng số electron.
Theo đầu bài tổng 3 loại hạt là 13. Ta có thể biện luận như sau :
+ Nếu số p = số e = 3 thì số n = 13 - (3 + 3) = 7.
Tỉ số \(\dfrac{N}{Z} = \dfrac{7}{3} = 2,3>1,5\) (loại).
+ Nếu số p = số e = 4 thì số n = 13 - (4 + 4) = 5.
Tỉ số \(\dfrac{N}{Z} = \dfrac{5}{4} = 1,25\) (phù hợp).
+ Nếu số p = số e = 5 thì số n = 13 - (5 + 5) = 3.
Tỉ số \(\dfrac{N}{Z} = \dfrac{3}{5} = 0,6<1\) (loại)
Vậy nguyên tử đó có Z = 4. Đó là beri (Be).
Nguyên tử khối của nguyên tố đó là : 4 + 5 = 9 đvC.
Cấu hình electron nguyên tử :\( 1s^22s^2\).