a) Hai đường thẳng cắt nhau: \(AD\) và \(DC\); \(AD\) và \(DD_1\); \(BB_1\) và \(BC\);…
b) Hai đường thẳng song song: \(AB\) và \(CD\); \(AB\) và \(A_1B_1\);…
c) Hai đường thẳng không cắt nhau và không cùng nằm trong một mặt phẳng: \(AB\) và \(CC_1\); \(AA_1\) và \(CD\); …
d) Đường thẳng nằm trong mặt phẳng: \(AB\) nằm trong \(mp(ABB_1A_1)\); \(AB\) nằm trong \(mp(ABCD)\);…
e) Đường thẳng không có điểm chung với mặt phẳng: \(AB\) và \(mp(CDD_1C_1)\); \(AB\) và \(mp ({A_1}{B_1}{C_1}{D_1})\);…
f) Đường thẳng cắt mặt phẳng: \(AA_1\) cắt \(mp (ABCD)\) tại \(A\); \(AA_1\) cắt \(mp ({A_1}{B_1}{C_1}{D_1})\) tại \(A_1\);…
g) Hai mặt phẳng cắt nhau: \(mp (ABCD)\) và \(mp (ABB_1A_1)\); \(mp (ABCD)\) và \(mp (BCC_1B_1)\);…
h) Hai mặt phẳng không cắt nhau: \(mp (ABCD)\) và \(mp ({A_1}{B_1}{C_1}{D_1})\); \(mp (ABB_1A_1)\) và \(mp(CDD_1C_1)\);…
i) Hai mặt phẳng vuông góc với nhau:
Ta có \(BB_1\;\bot\;mp(ABCD)\) (tích chất hình lập phương) mà \(BB_1\) nằm trong \(mp (ABB_1A_1)\) nên \(mp (ABB_1A_1)\;\bot\; mp (ABCD)\);
Ta có \(BB_1\;\bot\;mp(ABCD)\) (tích chất hình lập phương) mà \(BB_1\) nằm trong \(mp (BCC_1B_1)\) nên \(mp (BCC_1B_1)\;\bot\; mp (ABCD)\);…