Trong hình 48, ta có hai đường tròn \((O;2cm)\) và \((A;2cm)\) cắt nhau tại \(C, D.\) Điểm \(A\) nằm trên đường tròn tâm \(O.\)
a) Vẽ đường tròn tâm \(C,\) bán kính \(2cm.\)
b) Vì sao đường tròn \((C;2cm)\) đi qua \(O,A?\)
Trên hình 49, ta có hai đường tròn \((A;3cm)\) và \((B;2cm)\) cắt nhau tại \(C, D.\) \(AB = 4cm.\) Đường tròn tâm \(A,B\) lần lượt cắt đoạn thẳn \(AB\) tại \(K, I.\)
a) Tính \(CA, CB, DA,DB.\)
b) \(I\) có phải là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\) không?
c) Tính \(IK.\)
Với compa, hãy so sánh các đoạn thẳng trong hình 50 rồi đánh cùng một dấu cho các đoạn thẳng bằng nhau.
Đố: Xem hình 51. So sánh \(AB + BC + AC\) với \(OM\) bằng mắt rồi kiểm tra bằng dụng cụ.