Dãy nào trong các dãy sau đây gồm các phân lớp electron đã bão hòa?
A.\({s^1},{p^3},{d^7},{f^{12}}\) B. \({s^2},{p^5},{d^9},{f^{13}}.\)
C. \({s^2},{p^4},{d^{10}},{f^{11}}.\) D. \({s^2},{p^6},{d^{10}},{f^{14}}.\)
Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử kim loại nào sau đây có electron độc thân ở obitan s?
A. Crom B. Coban C. Sắt
D.Mangan E. Niken
Mức năng lượng của các obitan \(2{p_x},2{p_y}\) và \(2{p_z}\) có khác nhau không? Vì sao?
Hãy cho biết số electron tối đa:
a) Trong các lớp K, L, M, N.
b) Trong các phân lớp s, p, d, f.
Sự phân bố các electron vào mỗi obitan nguyên tử ở trạng thái cơ bản sau có được viết đúng không? Hãy giải thích?
Khi số hiệu nguyên tử Z tăng, trật tự các mức năng lượng AO tăng dần theo chiều từ trái qua phải có đúng trật tự như dãy sau không?
1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4d 4f 5s 5p 6s 5d 6p 7s 5f 6d …
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 15 Z = 17, Z = 20, Z = 21, Z = 31.