Bài 8. Phép đồng dạng

Bài Tập và lời giải

Câu hỏi 1 trang 30 SGK Hình học 11

Chứng minh nhận xét 2: Phép vị tự tỉ số k là phép đồng dạng tỉ số |k|.

Xem lời giải

Câu hỏi 2 trang 30 SGK Hình học 11

Chứng minh nhận xét 3. 

Nếu thực hiện liên tiếp phép đồng dạng tỉ số k và phép đồng dạng tỉ số p ta được phép đồng dạng tỉ số pk.

Xem lời giải

Câu hỏi 3 trang 31 SGK Hình học 11

Chứng minh tính chất a: Biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng và bảo toàn thứ tự giữa các điểm ấy.

Xem lời giải

Câu hỏi 4 trang 31 SGK Hình học 11

Gọi A’, B’ lần lượt là ảnh của A, B qua phép đồng dạng F, tỉ số k. Chứng minh rằng nếu M là trung điểm của AB thì M’ = F(M) là trung điểm của A’B’.

Xem lời giải

Câu hỏi 5 trang 33 SGK Hình học 11

Hai đường tròn (hai hình vuông, hai hình chữ nhật) bất kì có đồng dạng với nhau không?

Xem lời giải

Bài 1 trang 33 SGK Hình học 11

Cho tam giác \(ABC\). Xác định ảnh của nó qua phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép vị tự tâm \(B\) tỉ số \( \frac{1}{2}\) và phép đối xứng qua đường trung trực của \(BC\).

Xem lời giải

Bài 2 trang 33 SGK Hình học 11

Cho hình chữ nhật \(ABCD, AC\) và \(BD\) cắt nhau tại \(I\). Gọi \(H, K, L\) và \(J\) lần lượt là trung điểm của \(AD, BC, KC\) và \(IC\). Chứng minh hai hình thang \(JLKI\) và \(IHDC\) đồng dạng với nhau.

Xem lời giải

Bài 3 trang 33 SGK Hình học 11

Trong mặt phẳng \(Oxy\) cho điểm \(I (1;1)\) và đường trong tâm \(I\) bán kính \(2\). Viết phương trình của đường tròn là ảnh của đường tròn trên qua phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép quay tâm \(O\), góc \( 45^{\circ}\) và phép vị tự tâm \(O\), tỉ số \( \sqrt{2}\).

Xem lời giải

Bài 4 trang 33 SGK Hình học 11

Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A, AH\) là đường cao kẻ từ \(A\). Tìm một phép đồng dạng biến tam giác \(HBA\) thành tam giác \(ABC\).

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”