Đề bài
Hai đoạn dây bằng đồng, cùng chiều dài, có tiết diện và điện trở tương ứng là S1, R1 và S2, R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?
A. \(S_1R_1=S_2R_2\)
B. \(\dfrac{S_1}{R_1}= \dfrac{S_2}{R_2}\)
C. \(R_1R_2=S_1S_2\)
D. Cả ba hệ thức trên đều sai.
Đề bài
Hai dây dẫn bằng nhôm có chiều dài, tiết diện và điện trở tương ứng là \(l_1\), \(S_1\), \(R_1\) và \(l_2\), \(S_2\), \(R_2\). Biết \(l_1=4l_2\) và \(S_1=2S_2\). Lập luận nào sau đây về mối quan hệ giữa các điện trở \(R_1\) và \(R_2\) của hai dây dẫn này là đúng?
A. Chiều dài lớn gấp 4, tiết diện lớn gấp 2 thì điện trở lớn gấp \(4.2=8\) lần, vậy \(R_1=8R_2\).
B. Chiều dài lớn gấp 4 thì điện trở nhỏ hơn 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 thì điện trở lớn gấp 2 lần, vậy \({R_1} = \displaystyle{{{R_2}} \over 2}\)
C. Chiều dài lớn gấp 4 thì điện trở lớn gấp 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 thì điện trở nhỏ hơn 2 lần, vậy \(R_1=2R_2\).
D. Chiều dài lớn gấp 4, tiết diện lớn gấp 2 thì điện trở nhỏ hơn \(4.2=8\) lần, vậy \({R_1} = \displaystyle{{{R_2}} \over 8}\)
Đề bài
Một dây nhôm dài \({l_1} = 200m\), tiết diện \({S_1} = 1m{m^2}\) thì có điện trở . Hỏi một dây nhôm khác tiết diện \({S_{2}} = 2m{m^2}\) và điện trở \({R_{2}} = 16,8\Omega \) thì có chiều dài \({l_2}\) là bao nhiêu?
Đề bài
Một dây dẫn đồng chất có chiều dài l, tiết diện đều S có điện trở là 8Ω được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài \(\dfrac{l}{2}\). Điện trở của dây dẫn mới này là bao nhiêu?
A. 4Ω B. 6Ω
C. 8Ω D. 2Ω
Đề bài
Hai dây dẫn được làm cùng một vật liệu, dây thứ nhất dài hơn dây thứ hai 8 lần và có tiết diện lớn gấp 2 lần so với dây thứ hai. Hỏi dây thứ nhất có điện trở gấp mấy lần dây thứ hai?
A. 8 lần B. 10 lần
C. 4 lần D. 16 lần
Đề bài
Một dây đồng dài \(100m\), có tiết diện \(1mm^2\) thì có điện trở là \(1,7Ω\). Một dây đồng khác có chiều dài \(200m\), có điện trở \(17Ω\) thì tiết diện là bao nhiêu?
A. 5mm2 B. 0,2mm2
C. 0,05mm2 D. 20mm2
Đề bài
Hai dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu, có điện trở, chiều dài và tiết diện tương ứng là R1, l1, S1 và R2, l2, S2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?
A. \({R_1}.{l_1}.{S_1} = {R_2}.{l_2}.{S_2}\)
B. \(\dfrac{R_1.l_1}{S_1} = \dfrac{R_2.l_2}{S_2}\)
C. \(\dfrac{R_1.l_1}{S_1} = \dfrac{S_2.l_2}{R_2}\)
D. \(\dfrac{l_1}{R_1.S_1} = \dfrac{l_2}{R_2.S_2}\)