a) Ta có:
\(y = 1 - 5x \Leftrightarrow y=-5x+1\)
\(\Rightarrow \) hàm số trên là một hàm số bậc nhất với \(a = -5,\ b = 1\).
Vì \(-5 < 0\) nên hàm số trên nghịch biến.
b) Ta có:
\(y = -0,5x \Leftrightarrow y=-0,5x+0 \)
\(\Rightarrow \) hàm số trên là một hàm bậc nhất với \(a = -0,5,\ b = 0\).
Vì \(-0,5 < 0\) nên hàm số nghịch biến.
c) Ta có:
\(y = \sqrt 2 \left( {x -1} \right) + \sqrt 3 \Leftrightarrow y=\sqrt 2 x -\sqrt 2+\sqrt 3\)
\(\Leftrightarrow y=\sqrt 2 x +(\sqrt 3-\sqrt 2)\)
\(\Rightarrow \) hàm số trên là hàm số bậc nhất với \(a = \sqrt 2 ,\,\,b = \sqrt 3 - \sqrt 2 \).
Vì \(\sqrt 2 > 0\) nên hàm số trên đồng biến.
d) Ta có:
\(y = 2x^2+ 3\) trong đó \(x\) có bậc là \(2\).
\(\Rightarrow \) hàm số trên không phải là một hàm số bậc nhất vì nó không có dạng \(y = ax + b\), với \(a ≠ 0\).