Đề bài
Cách nào trong các cách sau đây không làm giảm được độ nghiêng của một mặt phẳng nghiêng?
A. Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng.
B. Giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng.
C. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
D. Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng và đồng thời giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
Đề bài
Chọn từ thích hợp trong dấu ngoặc để điền vào chỗ trống của các câu sau:
a) Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với một lực............... trọng lượng của vật (lớn hơn / nhỏ hơn / bằng).
b) Mặt phẳng nghiêng càng nghiêng ít thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng nghiêng................ (càng tăng / càng giảm / không thay đổi).
c) Mặt phẳng nghiêng................ thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng nghiêng càng tăng (càng dốc thoai thoải / càng dốc đứng).
Đề bài
Dùng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật nặng lên cao, có thể
A. làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật.
B. làm giảm trọng lượng của vật.
C. kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
D. kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật.
Đề bài
Để giảm độ lớn lực kéo một vật nặng lên sàn ôtô tải bằng mặt phẳng nghiêng người ta có thể
A. tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng.
B. giảm độ dài của mặt phẳng nghiêng,
C. tăng độ cao của mặt phẳng nghiêng.
D. giảm độ cao của mặt phẳng nghiêng.
Đề bài
Sàn nhà cao hơn mặt đường \(50cm\). Để đưa một chiếc xe máy từ mặt đường vào nhà, người ta có thể sử dụng mặt phẳng nghiêng có độ dài \(l\) và độ cao \(h\) nào sau đây?
A. \(l < 50cm; h = 50cm\).
B. \(l = 50cm; h = 50cm\).
C. \(l > 50cm; h < 50cm\).
D. \(l > 50cm; h = 50cm\).
Đề bài
Cầu thang đi bộ nối một tầng lên tầng kế tiếp thường được xây như trong hình 14.3, không xây như trong hình 14.2 là để
A. làm cho kết cấu của căn nhà vững hơn.
B. làm cho căn nhà trở nên đẹp hơn.
C. làm giảm độ nghiêng (độ dốc) của cầu thang để tăng lực nâng cơ thể từ bậc thang này lên bậc thang kế tiếp.
D. làm giảm độ nghiêng của cầu thang để giảm lực nâng cơ thể từ bậc thang này lên bậc thang kế tiếp.
Đề bài
Hình 14.4 vẽ các mặt phẳng nghiêng dùng ở xe tải chở hàng, xe tải chở cát hoặc than (xe "ben"), băng chuyền. Có thể thay đổi độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng trong các phương tiện vận chuyển trên bằng cách nào?
A. Đối với xe tải: Thay đổi độ cao.
Đối với xe ben: Thay đổi độ dài
Đối với băng chuyền: Thay đổi độ cao.
B. Đối với xe tải: Thay đổi độ dài.
Đối với xe ben: Thay đổi độ cao.
Đối với băng chuyền: Thay đổi độ dài.
C. Đối với xe tải: Thay đổi độ cao.
Đối với xe ben: Thay đổi độ cao.
Đối với băng chuyền: Thay đổi độ cao.
D. Đối với xe tải: Thay đổi độ dài.
Đối với xe ben: Thay đổi độ dài.
Đối với băng chuyền: Thay đổi độ dài.
Đề bài
Hình 14.5 vẽ hai vật: vật \(A\), khối lượng \(m_A\) và vật \(B\), khối lượng \(m_B\), nằm trên hai mặt phẳng nghiêng và được nối với nhau bằng một sợi dây vắt qua một ròng rọc. Nếu gọi độ dài và độ cao của mặt phẳng nghiêng có vật \(A\) là \(l_A\) và \(h_A\), của mặt phẳng nghiêng có vật \(B\) là \(l_B\) và \(h_B\). Khi hai vật đang nằm yên thì:
A. \({m_A} >{m_B}\) vì \({l_A}>{l_B}\)
B. \({m_A} <{m_B}\) vì \({l_A}<{l_B}\)
C. \({m_A} <{m_B}\) vì \({l_A}>{l_B}\)
D. \({m_A}={m_B}\) vì \({h_A}={h_B}\)