Theo cách buộc thứ nhất thì diện tích cỏ dành cho mỗi con dê là bằng nhau.
Mỗi diện tích là \(\dfrac{1}{4}\) hình tròn bán kính \(20m\). Nên diện tích cỏ mỗi con dê ăn được là
\( \dfrac{1}{4}. π.20^2 = 100π\, \, \,(m^2)\)
Cả hai con dê ăn được phần cỏ có diện tích là \(200π\, \, \,(m^2)\) (1)
Theo cách buộc thứ hai, thì diện tích cỏ dành cho con dê buộc ở A là
\(\dfrac{1}{4}. π.30^2 = \dfrac{1}{4}.900π=225 \pi\, \, (m^2)\)
Diện tích cỏ dành cho con dê buộc ở B là: \(\dfrac{1}{4}.π.10^2 = \dfrac{1}{4}.100π =25 \pi\, \, (m^2)\)
Diện tích cỏ dành cho cả hai con dê là: \(225π + 25π = 250π\, \, (m^2)\) (2)
So sánh (1) và (2) ta thấy với cách buộc thứ hai thì diện tích cỏ mà hai con dê có thể ăn được sẽ lớn hơn.