Bài 9. Con người là chủ thể lịch sử và là mục tiêu của sự phát triển xã hội

Bài Tập và lời giải

Câu 1 trang 59 SGK GDCD lớp 10
Em hãy cho biết: Vì sao nói con người là chủ thể của lịch sử?

Xem lời giải

Câu 2 trang 60 SGK GDCD lớp 10

Hăng-ri Đuy-năng (1828 – 1910) là nhà nghiên cứu văn học người Thụy Sĩ. Năm 31 tuổi, ông được chứng kiến cảnh khoảng 40 ngàn người vừa chết, vừa bị thương nằm la liệt khắp nơi trong cuộc chiến đấu giữa quân đội Pháp – I-ta-li-a, ở Xôn-phê-ri-ô (I-ta-li-a), ông đã đến những xóm làng gần đó tổ chức những đội cứu thương. Bất chấp nguy hiểm, Đuy-năng đã cùng nhiều người khác băng bó cho những người bị thương và đưa họ đến nơi an toàn.Ba năm sau, ông đã viết cuốn Kỉ niệm về Xôn-phê-ri-ô để lên án chiến tranh, kêu gọi thành lập một tổ chức quốc tế giúp đỡ những người bị thương. Ít lâu sau, một hội nghị quốc tế họp ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) đã tán thành sáng kiến cuả Đuy-năng và Hội Chữ thập đỏ quốc tế được ra đời.Hỏi:

a.     Vận dụng kiến thức đã học về con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, hãy cho biết nhận xét của em về thông tin trên.

b.    Em có thể học tập được điều gì ở Đuy-năng?

Xem lời giải

Câu 3 trang 60 SGK GDCD lớp 10
Hãy điều tra thực tế ở địa phương em về việc thực hiện một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta vì mục tiêu phát triển toàn diện con người (ví dụ: Việc thực hiện chính sách định canh định cư, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách đối với người tàn tật, cô đơn, chính sách đối với giáo dục,...) Sau đó, viết một báo cáo thu hoạch ngắn về cuộc điều tra đó.

Xem lời giải

Câu 4 trang 60 SGK GDCD lớp 10
Trong cuộc sống hàng ngày có một số người lười lao động nhưng lại thường xuyên cầu khấn thần linh phù hộ cho họ có nhiều tiền, sống sung sướng.Dựa vào kiến thức con người là chủ thể của lịch sử, em có thể nói với họ điều gì?

Xem lời giải