Bài 9 trang 100 SGK Hình học 12

Trong không gian \(Oxyz\) cho bốn điểm \(A(2 ; 4 ; -1), B(1 ; 4 ; -1),\) \( C(2 ; 4; 3), D(2 ; 2 ; -1)\).

a) Chứng minh rằng các đường thẳng \(AB, AC, AD\) vuông góc với nhau từng đôi một. Tính thể tích khối tứ diện \(ABCD\).

b) Viết phương trình mặt cầu \((S)\) đi qua bốn điểm \(A, B, C, D\).

c) Viết phương trình mặt phẳng \((α)\) tiếp xúc với mặt cầu \((S)\) và song song với mặt phẳng \((ABD)\).

Lời giải

a) Ta xét các tích vô hướng \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} \); \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AD} \); \(\overrightarrow {AC} .\overrightarrow {AD} \)

Ta có: \(\overrightarrow {AB} = (-1; 0; 0)\), \(\overrightarrow {AC} = (0; 0; 4)\), \(\overrightarrow {AD} = (0; -2; 0)\)

\(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} = (-1).0 + 0.0 + 0.4 = 0\Leftrightarrow \overrightarrow {AB}  \bot \overrightarrow {AC} \)

Các trường hợp còn lại chứng minh tương tự.

Ta có: \(V_{ABCD}\) =\({1 \over 3}.{1 \over 2}.AB.AC.AD\)

Ta tính được: \(AB = 1; AC = 4; AD = 2\)

\( \Rightarrow {V_{ABCD}} = {1 \over 6}.1.4.2 = {4 \over 3}\)(đvtt)

b) Gọi \(I(a; b; c)\) là tâm mặt cầu ngoại tiếp tứ diện \(ABCD\).

\(IA = IB = IC\) \( \Rightarrow I\) nằm trên trục của đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ACD\). Tam giác \(ACD\) vuông tại đỉnh \(A\) nên trục của đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ACD\) là đường thẳng vuông góc với mp \((ACD)\) và đi qua trung điểm \(M\) của cạnh huyền \(CD\).

Như vậy \(MI // AB\)                       (1)

Ta lại có \(IA = IB\). Gọi \(P\) là trung điểm của \(AB\), ta có:

\(MI = AP\) = \({1 \over 2}AB\)                        (2)

Từ (1) và (2), suy ra \(\overrightarrow {MI}  = {1 \over 2}\overrightarrow {AB} \)

Với \(C (2; 4; 3), D (2; 2; -1)\) \( \Rightarrow M (2; 3; 1)\)

\(\overrightarrow {MI}= (a - 2; b - 3; c - 1); \overrightarrow {AB}  = (-1; 0; 0) \)

\(\left\{ \matrix{ a - 2 = {1 \over 2}( - 1) \Rightarrow a = {3 \over 2} \hfill \cr b - 3 = {1 \over 2}.0 \Rightarrow b = 3 \hfill \cr c - 1 = {1 \over 2}.0 \Rightarrow c = 1 \hfill \cr} \right.\)

Tâm \(I\) của mặt cầu ngoại tiếp tứ diện \(ABCD\) là \(I\)\(\left( {{3 \over 2};3;1} \right)\)

Bán kính của mặt cầu ngoại tiếp tứ diện \(ABCD\) là \(r\) thì:

\(r^2 = IA^2\) =\({\left( {2 - {3 \over 2}} \right)^2} + {(4 - 3)^2} + {( - 1 - 1)^2} = {{21} \over 4}\)

Phương trình mặt cầu ngoại tiếp tứ diện \(ABCD\):

\({\left( {x - {3 \over 2}} \right)^2} + {(y - 3)^2} + {(z - 1)^2} = {{21} \over 4}\)

c) Ta cũng có \(AC ⊥ (ABD)\). Mặt phẳng \((α)\) song song với mặt phẳng \((ABD)\) nên nhận \(\overrightarrow {AC} \) làm vectơ pháp tuyến.

Ta có \(\overrightarrow {AC}  = (0; 0; 4)\) nên phương trình mặt phẳng \((α)\) có dạng \(z + D = 0\).

Khoảng cách từ tâm \(I\) của mặt cầu đến mặt phẳng \((α)\) là:

\(d(I,(α)) ={{\left| {1 + D} \right|} \over 1} = \left| {1 + D} \right|\)

Để mặt phẳng \((α)\) tiếp xúc với mặt cầu, ta cần có:

\(d(I,(α)) = r \Rightarrow \left| {1 + D} \right| = {{\sqrt {21} } \over 2}\)

Ta có hai mặt phẳng:

TH1: \(1 + D ={{\sqrt {21} } \over 2} \Rightarrow D = {{\sqrt {21} } \over 2} - 1\)

\(\Rightarrow \left( {{\alpha _1}} \right):z + {{\sqrt {21} } \over 2} - 1 = 0\)

TH2: \(1 + D = - {{\sqrt {21} } \over 2} \Rightarrow D =  - {{\sqrt {21} } \over 2} - 1 \)

\(\Rightarrow \left( {{\alpha _2}} \right):z - {{\sqrt {21} } \over 2} - 1 = 0\)


Bài Tập và lời giải

Bài 31 trang 42 SBT toán 7 tập 2

Đề bài

Cho hình 7. Điền vào chỗ trống:

\(GK = ….CK; AG = … GM;\) \(GK = … CG;\)

\(AM = ….AG; AM = … GM.\) 

Xem lời giải

Bài 32 trang 42 SBT toán 7 tập 2

Đề bài

Chứng minh rằng nếu một tam giác có hai đường trung tuyến bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.

Xem lời giải

Bài 33 trang 42 SBT toán 7 tập 2

Đề bài

Tam giác \(ABC\) cân tại \(A\) có \(AB = AC = 34cm, BC = 32cm.\) Kẻ đường trung tuyến \(AM.\)

a) Chứng minh rằng \(AM \bot BC\)

b) Tính độ dài \(AM.\) 

Xem lời giải

Bài 34 trang 42 SBT toán 7 tập 2

Đề bài

Gọi \(\displaystyle G\) là trọng tâm của tam giác \(\displaystyle ABC.\) Vẽ điểm \(\displaystyle D\) sao cho \(\displaystyle G\) là trung điểm của \(\displaystyle AD.\) Chứng minh rằng:

a) Các cạnh của tam giác \(\displaystyle BGD\) bằng \(\displaystyle \displaystyle {2 \over 3}\) các đường trung tuyến của tam giác \(\displaystyle ABC\) 

b) Các đường trung tuyến của tam giác \(\displaystyle BGD\) bằng một nửa các cạnh của tam giác \(\displaystyle ABC.\)

Xem lời giải

Bài 35 trang 42 SBT toán 7 tập 2

Đề bài

Tam giác \(\displaystyle ABC\) có \(\displaystyle BC = 10cm,\) các đường trung tuyến \(\displaystyle BD\) và \(\displaystyle CE.\) Chứng minh rằng \(\displaystyle BD + CE > 15cm.\) 

Xem lời giải

Bài 36 trang 43 SBT toán 7 tập 2

Đề bài

Cho tam giác \(\displaystyle ABC.\) Trên tia đối của tia \(\displaystyle BA\) lấy điểm \(\displaystyle D\) sao cho \(\displaystyle BD = BA.\) Trên cạnh \(\displaystyle BC\) lấy điểm \(\displaystyle E\) sao cho \(\displaystyle BE = {1 \over 3}BC\). Gọi \(\displaystyle K\) là giao điểm của \(\displaystyle AE\) và \(\displaystyle CD. \) Chứng minh rằng \(\displaystyle DK = KC.\) 

Xem lời giải

Bài 37 trang 43 SBT toán 7 tập 2

Đề bài

Theo kết quả của bài 64 chương II, SBT Toán 7 tập 1 ta có: Đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của một tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

Vận dụng kết quả trên để giải bài toán sau: Cho tam giác  \(\displaystyle ABC,\)  đường trung tuyến \(\displaystyle AD.\)  Kẻ đường trung tuyến \(\displaystyle BE\) cắt \(\displaystyle AD\) ở \(\displaystyle G.\) Gọi \(\displaystyle I, K\) theo thứ tự là trung điểm của \(\displaystyle GA, GB.\) Chứng minh rằng:

a) \(\displaystyle IK // DE, IK = DE\) 

b) \(\displaystyle {\rm{A}}G = {2 \over 3}A{\rm{D}}\)

Xem lời giải

Bài 38 trang 43 SBT toán 7 tập 2

Đề bài

Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A,\) đường trung tuyến \(AM.\) Trên tia đối của tia \(MA\) lấy điểm \(M\) sao cho \(MD = MA.\)

a) Tính số đo góc \(ABD.\)

b) Chứng minh: \(∆ABC = ∆BAD.\)

c) So sánh độ dài \(AM\) và \(BC.\)

Xem lời giải

Bài 39 trang 43 SBT toán 7 tập 2

Đề bài

Tam giác \(\displaystyle ABC\) có đường trung tuyến \(\displaystyle AM\) bằng nửa cạnh \(\displaystyle BC.\) Chứng minh rằng \(\displaystyle \widehat {BAC} = 90^\circ \). 

Xem lời giải

Bài 4.1, 4.2, 4.3 phần bài tập bổ sung trang 43, 44 SBT toán 7 tập 2

Bài 4.1

Cho tam giác \(ABC.\) Trên đường trung tuyến \(AM\) của tam giác đó, lấy hai điểm \(D, E\) sao cho \(AD = DE = EM.\) Gọi \(O\) là trung điểm của đoạn thẳng \(DE.\) Khi đó trọng tâm của tam giác \(ABC\) là:

(A) Điểm \(D\)               (B) Điểm \(E\)

(C) Điểm \(O\)               (D) Cả (A), (B), (C) đều sai

Xem lời giải

Bài 4.4, 4.5, 4.6 phần bài tập bổ sung trang 44 SBT toán 7 tập 2

Bài 4.4

Trong tam giác \(ABC,\) hai đường trung tuyến \(\displaystyle {\rm{A}}{{\rm{A}}_1}\) và \(\displaystyle B{B_1}\) cắt nhau tại điểm \(O.\) Hãy tính diện tích tam giác \(ABC\) nếu diện tích tam giác \(ABO\)  bằng \(\displaystyle 5c{m^2}\).

Xem lời giải