Bài 9 trang 93 SGK Hình học 12

Trong hệ toạ độ \(Oxyz\), tìm toạ độ điểm \(H\) là hình chiếu vuông góc của điểm \(M( 1 ; -1 ; 2)\) trên mặt phẳng \((α): 2x - y + 2z +11 = 0\)

Lời giải

Điểm \(H\), hình chiếu vuông góc của điểm \(M\) trên mp \((α)\) chính là giao điểm của đường thẳng \(∆\) đi qua \(M\) và vuông góc với \((α)\). Mặt phẳng \((α)\) có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n  = (2; -1; 2)\).

Đường thẳng \(∆\) đi qua M và vuông góc với mp\( (α)\) nhận \(\overrightarrow n \) làm vectơ chỉ phương.

Phương trình tham số của \(∆\):\(\left\{ \matrix{x = 1 + 2t \hfill \cr y = - 1 - t \hfill \cr z = 2 + 2t \hfill \cr} \right.\)

\(H \in \Delta  \Rightarrow H\left( {1 + 2t; - 1 - t;2 + 2t} \right)\). thay các tọa độ điểm H vào phương trình \(mp (α)\), ta có:

\(2(1 + 2t) - (-1 - t) + 2(2 + 2t) + 11 = 0 \) \(\Leftrightarrow   t = -2\)

Từ đây ta được \(H(-3; 1; -2)\).


Bài Tập và lời giải

Bài 8 trang 102 SBT toán 7 tập 1
Lấy ví dụ thực tế về hai đường thẳng vuông góc.

Xem lời giải

Bài 9 trang 102 SBT toán 7 tập 1

Đề bài

Cho hai đường thẳng \(xx’\) và \(yy’\) vuông góc với nhau tại \(O\). Trong số những câu trả lời sau thì câu nào sai, câu nào đúng?

a) Hai đường thẳng \(xx’\) và \(yy’\) cắt nhau tại \(O\).

b) Hai đường thẳng \(xx’\) và \(yy’\) tạo thành bốn góc vuông.

c) Mỗi đường thẳng là đường phân giác của một góc bẹt.

Xem lời giải

Bài 10 trang 102 SBT toán 7 tập 1
Hãy kiểm tra xem hai đường thẳng \(a\) và \(a’\) ở hình 2.a, b có vuông góc với nhau hay không.

Xem lời giải

Bài 11 trang 102 SBT toán 7 tập 1
Cho đường thẳng \(d\) và điểm \(O\) thuộc \(d\). Vẽ đường thẳng \(d’\) đi qua \(O\) vuông góc với \(d\). Nói rõ cách vẽ và cách sử dụng công cụ (êke, thước thẳng) để vẽ.

Xem lời giải

Bài 12 trang 102 SBT toán 7 tập 1
Cho đường thẳng \(d\) và điểm \(O\) nằm ngoài đường thẳng \(d\). Chỉ sử dụng êke, hãy vẽ đường thẳng \(d’\) đi qua \(O\) và vuông góc với \(d\). Nói rõ cách vẽ.

Xem lời giải

Bài 13 trang 102 SBT toán 7 tập 1
Vẽ đường thẳng \(d\) và điểm \(O\) nằm ngoài đường thẳng \(d\) trên giấy trong. Hãy gấp tờ giấy để nếp gấp đi qua \(O\) và vuông góc với đường thẳng \(d\).

Xem lời giải

Bài 14 trang 102 SBT toán 7 tập 1
Vẽ hình theo cách biểu đạt bằng lời sau:Vẽ góc \(xOy\) có số đo bằng \(60^\circ \). Lấy điểm \(A\) trên tia \(Ox\) (\(A\) khác \(O\)) rồi vẽ đường thẳng \({{\rm{d}}_1}\) vuông góc với tia \(Ox\) tại \(A\). Lấy điểm \(B\) trên tia \(Oy\) (\(B\) khác \(O\)) rồi vẽ đường thẳng \({{\rm{d}}_2}\) vuông góc với tia \(Oy\) tại \(B\). Gọi giao điểm của \({{\rm{d}}_1}\) và \({{\rm{d}}_2}\) là \(C\).Chú ý: Có nhiều hình vẽ khác nhau tùy theo vị trí điểm \(A, B\) được chọn.

Xem lời giải

Bài 15 trang 102 SBT toán 7 tập 1

Đề bài

Cho đoạn thẳng \(AB\) dài \(24\,mm.\) Hãy vẽ đường thẳng trung trực của đoạn thẳng ấy. Nói rõ cách vẽ.

Xem lời giải

Bài 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 phần bài tập bổ sung trang 103 SBT toán 7 tập 1

Bài 2.1

Cho góc \(\widehat {xOy} = {30^o}\). Vẽ góc \(yOz \) kề bù với góc \(xOy.\) Vẽ góc \(\widehat {zOt} = {60^o}\) sao cho tia \(Ot\) nằm giữa hai tia \(Oz\) và \(Oy.\) Đường thẳng chứa tia \(Ot\) và đường thẳng chứa tia \(Oy\) có vuông góc với nhau không ?


Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”