Bài 9 trang 95 SGK Hình học 12

Gọi \((α)\) là mặt phẳng cắt ba trục toạ độ tại \(3\) điểm \(M(8 ; 0 ; 0), N(0 ; -2 ; 0), P(0 ; 0 ; 4)\). Phương trình của \((α)\) là:

(A) \({x \over 8} + {y \over { - 2}} + {z \over 4} = 0\);

(B) \({x \over 4} + {y \over { - 1}} + {z \over 2} = 1\);

(C) \(x - 4y + 2z = 0\);

(D) \(x - 4y + 2z - 8 = 0\).

Lời giải

Phương trình mặt phẳng \((\alpha)\) dưới dạng đoạn chắn là:

\({x \over 8} + {y \over { - 2}} + {z \over 4} = 1 \Leftrightarrow x - 4y + 2z - 8 = 0\)

Chọn (D).


Bài Tập và lời giải

Bài 67 trang 147 SBT toán 7 tập 1

Đề bài

a) Tính góc ở đáy của một tam giác cân biết góc ở đỉnh bằng \({50^o}\), bằng \({a^o}\).

b) Tính góc ở đỉnh của một tam giác cân biết góc ở đáy bằng \({50^o}\), bằng \({a^o}\).

Xem lời giải

Bài 68 trang 147 SBT toán 7 tập 1

Đề bài

Cho tam giác \(ABC\) cân tại \(A\) có \(\widehat A = 100^\circ\). Lấy điểm \(M\) thuộc cạnh \(AB\), điểm \(N\) thuộc cạnh \(AC\) sao cho \(AM = AN.\) Chứng minh rằng \(MN // BC\).

Xem lời giải

Bài 69 trang 147 SBT toán 7 tập 1

Đề bài

Cho tam giác \(ABC\) cân tại \(A.\) Gọi \(M\) là trung điểm của \(AC,\) \(N\) là trung điểm của \(AB.\) Chứng minh rằng \(BM = CN.\)

Xem lời giải

Bài 70 trang 147 SBT toán 7 tập 1

Đề bài

Cho tam giác \(ABC\) cân tại \(A.\) Lấy điểm \(H\) thuộc cạnh \(AC,\) điểm \(K\) thuộc cạnh \(AB\) sao cho \(AH = AK .\) Gọi \(O\) là giao điểm của \( BH\) và \(CK.\) Chứng minh rằng \(∆OBC\) là tam giác cân.

Xem lời giải

Bài 71 trang 147 SBT toán 7 tập 1
Vẽ lại hình 59 vào vở rồi đặt bài toán vẽ tam giác để có hình 59.

Xem lời giải

Bài 72 trang 147 SBT toán 7 tập 1

Đề bài

Cho tam giác \(ABC\) cân tại \(A.\) Trên tia đối của tia \(BC\) lấy điểm \(D\), trên tia đối của tia \(CB\) lấy điểm \(E\) sao cho \(BD = CE.\) Chứng minh rằng \(∆ADE\) là tam giác cân.

Xem lời giải

Bài 73 trang 147 SBT toán 7 tập 1

Đề bài

Cho tam giác \(ABC.\) Tia phân giác của góc \(B\) cắt \(AC\) ở \(D.\) Trên tia đối của tia \(BA\) lấy \(E\) sao cho \(BE = BC.\) Chứng minh rằng \(BD // EC.\)

Xem lời giải

Bài 74 trang 147 SBT toán 7 tập 1

Đề bài

Tính số đo các góc của tam giác \(ACD\) như hình 60.

Xem lời giải

Bài 75 trang 147 SBT toán 7 tập 1

Đề bài

Cho tam giác \(ABC\) cân tại \(A.\) Vẽ điểm \(D\) sao cho \(A\) là trung điểm của \(BD.\) Tính số đo góc \(BCD.\)

Xem lời giải

Bài 76 trang 147 SBT toán 7 tập 1

Đề bài

Cho tam giác \(ABC\) cân tại \(A\) có cạnh bên bằng \(3cm.\) Gọi \(D\) là một điểm thuộc đáy \(BC.\) Qua \(D,\) kẻ các đường thẳng song song với các cạnh bên, chúng cắt \(AB\) và \(AC\) theo thứ tự tại \(F\) và \(E.\) Tính tổng \(DE + DF.\)

Xem lời giải

Bài 77 trang 148 SBT toán 7 tập 1

Đề bài

Cho tam giác đều \(ABC.\) Lấy các điểm \(D, E, F\) theo thứ tự thuộc các cạnh \(AB, BC, CA\) sao cho \(AD = BE = CF.\) Chứng minh rằng \(∆DEF\) là tam giác đều.

Xem lời giải

Bài 78 trang 148 SBT toán 7 tập 1

Đề bài

Cho tam giác \(ABC.\) Các tia phân giác của các góc \(B\) và \(C\) cắt nhau ở \(I.\) Qua \(I\) kẻ đường thẳng song song với \(BC.\) Gọi giao điểm của đường thẳng này với \(AB, AC\) theo thứ tự là \(D, E.\) Chứng minh rằng \( DE = BD + CE.\)

Xem lời giải

Bài 79 trang 148 SBT toán 7 tập 1

Đề bài

Cho đường tròn tâm \(O\) đường kính \(AB.\) Gọi \(M\) là một điểm nằm trên đường tròn, tính số đo góc \(AMB\).

Xem lời giải

Bài 80 trang 148 SBT toán 7 tập 1

Đề bài

Đặt đề toán theo hình 61. Sau đó vẽ lại hình theo đề toán rồi đo góc \(DAE\).

Xem lời giải

Bài 81 trang 148 SBT toán 7 tập 1

Đề bài

Chứng minh rằng tam giác \(ABC\) vẽ trên giấy kẻ ô vuông (hình 62) là tam giác nhọn.

Xem lời giải

Bài 6.1, 6.2, 6.3, 6.4, 6.5 phần bài tập bổ sung trang 148, 149 SBT toán 7 tập 1

Bài 6.1

Góc \(ADB\) trên hình bs 3 có số đo bằng

(A) \(20^o\);

(B) \(25^o\);

(C) \(30^o\);

(D) \(35^o\);

Hãy chọn phương án đúng.


Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”