Bài 90 trang 54 SBT toán 7 tập 2

Đề bài

Đường trung trực \(d\) của đoạn thẳng \(AB\) chia mặt phẳng thành hai phần (không kể đường thẳng \(d):\) phần chứa điểm \(A\) ký hiệu là \({P_A}\), phần chứa điểm \(B\) ký hiệu là \({P_B}\) (h.21)

a) Gọi \(M\) là một điểm của \({P_A}\). Chứng minh rằng \(MA < MB.\)

b) Gọi \(N\) là một điểm của \({P_B}\). Chứng minh rằng \(NB < NA.\) 

c) Gọi \(K\) là một điểm sao cho \(KA < KB.\) Hỏi rằng \(K\) nằm ở đâu trong \({P_A}\),\({P_B}\) hay trên \(d?\)

Lời giải

a) Nối \(MA, MB.\) Gọi \(C\) là giao điểm của MB với đường thẳng \(d,\) nối \(CA.\) 

Ta có:  \(MB = MC + CB\)

Mà \(CA = CB\) (tính chất đường trung trực)

Suy ra: \( MB = MC + CA\) (1)

Trong \(∆ MAC\) ta có:

\(MA < MC + CA\) (bất đẳng thức tam giác)  (2)

Từ (1) và (2) suy ra:  \(MA < MB\)

b) Nối \(NA, NB.\) Gọi \(D\) là giao điểm của \(NA\) với đường thẳng \(d,\) nối \(DB.\)

Ta có: \(NA = ND  + DB\)

Mà: \(DA = DB\) (tính chất đường trung trực)

Suy ra:  \(NA =  ND + DB \)   (3)

Trong \(∆NDB\) ta có:

\(NB < ND  + DB\) (bất đẳng thức tam giác)  (4)

Từ (3) và (4) suy ra:  \(NA > NB\) 

c) Nếu \(K\) nằm trong \({P_B}\) thì theo câu \(b\) ta có \(KB < KA,\) trái với đề bài.

Nếu \(K\) nằm trên \(d\) thì \(KA = KB,\) trái với đề bài.

Vậy \(K\) nằm trong \({P_A}\).


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”