Bài 9.2
Vẽ hình liên tiếp theo cách diễn đạt sau đây
a) Vẽ tam giác \(ABC\), có \(AB = 6cm,\) \(BC = 6cm, CA = 6cm.\)
b) Vẽ tiếp các điểm \(M, N, P\) tương ứng là trung điểm của các đoạn thẳng \(AB, BC, CA.\)
c) Vẽ tiếp tam giác \(MNP.\)
d) Đọc tên các góc, các cạnh của những tam giác có \(3\) đỉnh lấy trong số các điểm \(A, B, C, M, N, P.\)
Ta có hình bs.20
Tên tam giác
|
Tên các đỉnh
|
Tên các góc
|
Tên các cạnh
|
ABC
|
A, B, C
|
A, B, C
|
AB, BC, CA
|
AMP
|
A, M, P
|
A, M, P
|
AM, MP, PA
|
MBN
|
M, B, N
|
M, B, N
|
MB, BN, NM
|
MNP
|
M, N, P
|
M, N, P
|
MN, NP, PM
|
PNC
|
P, N, C
|
P, N, C
|
PN, NC, CP
|
Bài 9.3
a) Vẽ tam giác \(ABM\) có \(AB = 5cm,\) \(BM = AM = 6,5cm;\)
b) Vẽ tiếp góc \(Amx\) kề bù với góc \(AMB;\)
c) Vẽ tam giác \(AMC\), sao cho \(MA = MC\) và điểm \(C\) thuộc tia \(Mx;\)
d) So sánh \(MB, MA, MC;\)
e) Cho biết độ dài của đoạn thẳng \(BC;\)
f) Đo và cho biết số đo của góc \(BAC;\)
g) Đo và cho biết độ dài của đoạn thẳng \(AC.\)
Sau khi ta vẽ được hình bs.21
d) Ta có \(MA = MB = MC = 6,5cm.\)
e) Do \(C\) thuộc tia đối của tia \(MB\) nên điểm \(M\) ở giữa hai điểm \(B\) và \(C\) đồng thời \(MB = MC = 5,6cm\) nên \(M\) là trung điểm của \(BC\). Từ đó \(BC = 13cm.\)
f) Dùng thước đo góc, ta có \(\widehat {BAC} = 90^\circ .\)
g) Sau khi đo đoạn thẳng \(AC\) có độ dài là \(12cm.\)
Phương pháp giải Dùng thước thẳng và compa để vẽ hình
Dùng thước thẳng và compa để vẽ hình từ đó đọc tên các góc và các cạnh của tam giác
Dùng thước thẳng và compa để vẽ hình
Từ đó đo độ dài của cạnh và góc