Bài Tập Cuối Chương III

Bài Tập và lời giải

Bài III.1, III.2, III.3 trang 51 SBT Vật lí 10

III.1.

Có ba khối giống hệt nhau được nối với nhau bằng hai dây và được đặt trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát (H.III.l). Hệ vật được tăng tốc bởi lực F. Hợp lực tác dụng lên khối giữa là bao nhiêu ?

A. 0.              

B. F.          

C. 2F/3.            

D. F/3

Xem lời giải

Bài III.4, III.5, III.6, III.7 trang 52 SBT Vật lí 10

III.4.

Một tấm ván đổng chất tiết diện đều, dài L được bắc qua một con mương. Bỏ qua độ dài của phần tấm ván tựa lên hai bờ mương. Một người có trọng lượng bằng trọng lượng P của tấm ván đứng trên tấm ván cách đầu A một đoạn là L/4. Hai bờ mương chịu các áp lực FA và FB lần lượt là

A. \(\displaystyle{{5P} \over 8};{{3P} \over 8}\)

B. \(\displaystyle{{3P} \over 8};{{5P} \over 8}\)

C. \(\displaystyle{{3P} \over 4};{{5P} \over 4}\)

D. \(\displaystyle{{5P} \over 4};{{3P} \over 4}\)

Xem lời giải

Bài III.8, III.9, III.10 trang 53 SBT Vật lí 10

III.8.

Người ta khoét một lỗ tròn bán kính R/2 trong một đĩa phẳng mỏng, đồng chất, bán kính R (H.III.6). Tìm trọng tâm của phần còn lại.

Xem lời giải

Bài III.11, III.12 trang 53,54 SBT Vật lí 10

III.11.

Một vật có khối lượng m1 =3,0 kg được đặt trên một mặt bàn nằm ngang, nhẵn. Vật được nối với một vật khác có khối lượng m2 = 1,0 kg nhờ một sợi dây không dãn vắt qua một ròng rọc gắn ở mép bàn (H.III.7). Lấy g = 9,8 m/s2.

a) Tính gia tốc của mỗi vật.

b) Nếu lúc đầu vật m1 đứng yên cách mép bàn 150 cm thì sau bao lâu sau nó sẽ đến mép bàn.

c) Tính lực căng của dây.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”