Câu 1
1. Định luật Hacđi - Vanbec phản ánh điều gì?
A. Sự biến động của tần số các alen trong quần thể.
B. Sự không ổn định của các alen trong quần thể.
C. Sự cân bằng di truyền trong quần thể giao phối.
D. Sự biến động của tần số các kiểu gen trong quần thể.
Câu 6
Trong một quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền thì từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra
A. vốn gen của quần thể.
B. tần số của các alen và tỉ lệ các kiểu gen.
C. thành phần các gen alen đặc trưng của quần thể
D. tính ổn định của quần thể
Câu 11
Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi - Vanbec ?
A. Các kiểu gen khác nhau có sức sống khác nhau.
B. Quần thể đủ lớn, xảy ra giao phối tự do giữa các cá thể
C. Không xảy ra chọn lọc tự nhiên, không có hiện tượng di - nhập gen.
D. Không phát sinh đột biến.
Câu 16
Nhóm máu MN ở người do 1 gen gồm 2 alen M và N quy định, alen M đồng trội so với N. Kiểu gen MM, MN, NN lần lượt quy định các kiểu hình nhóm máu M, MN, N. Nghiên cứu một quần thể có 730 người gồm 22 người nhóm máu M, 216 người nhóm máu MN và 492 người nhóm máu N. Tần số của alen M và N trong quần thể là
A. M = 82,2% ; N = 17,8%
B. M = 35,6% ; N = 64,4%.
C. M = 50% ; N = 50%
D. M = 17,8% ; N = 82,2%.
Câu 21
Một quần thể cỏ có khả năng mọc trên đất nhiễm kim loại nặng như niken được quy đinh bởi gen trội A. Trong một quần thể cọ sự cân bằng về thành phần kiểu gen, có 84 % hạt có thể nảy mầm trên đất nhiễm kim loài nặng. Tần số tương đối của các alen A và a là bao nhiêu ?
A. p(A) = 0,4 ; q(a) = 0,6
B. p(A) = 0,6 ; q(a) = 0,4,
c. p(A) = 0,7 ; q(a) = 0,3
D. p(A) = 0,5 ; q(a) = 0,5.
Câu 26 Trong một quần thể cân bằng di truyền xét 1 gen có 2 alen T và t quan hệ trội lặn hoàn toàn. Quần thể có 51% cá thể có kiểu hình trội. Đột nhiên điều kiện sống thay đổi làm chết tất cả các cá thể có kiểu hình lặn trước khi trưởng thành. Sau đó, điều kiện sống lại trở lại như cũ. Tần số của alen t sau một thế hệ ngẫu phối là
A. 0,58. B. 0,41
C. 0,7. D. 0,3