Bài tập tự giải trang 13

Bài Tập và lời giải

Giải bài 1 trang 13 SBT Sinh học 11

Đề bài

Khi nghiên cứu chiều dài của rễ một số loài cây, người ta thu được số liệu: Đậu côve 0,8-0,9m; cỏ ba lá 1-3m; kê 0,8-1,1m; khoai tây 1,1-1,6m; ngô 1,1-2,6m; nhiều cây bụi ở sa mạc trên 10m.

a) Các con số trên chứng minh điều gì?

b) Tại sao cây bụi ở sa mạc có rễ dài trên 10m?

Xem lời giải

Giải bài 2 trang 13 SBT Sinh học 11
Hãy mô tả con đường vận chuyển nước, chất khoáng hòa tan và chất hữu cơ trong cây. Vẽ hình minh họa.

Xem lời giải

Giải bài 3 trang 13 SBT Sinh học 11
Hệ số nhiệt \(Q_{10}\) đối với pha sáng là 1,1-1,4; còn hệ số nhiệt \(Q_{10}\) đối với pha tối là 2-3. Giải thích tại sao pha sáng là pha ít phụ thuộc vào nhiệt độ, còn pha tối là pha phụ thuộc vào nhiệt độ.

Xem lời giải

Giải bài 4 trang 13 SBT Sinh học 11
Ghi chú cho hình vẽ. Tại sao nói lá là cơ quan quang hợp của thực vật ?

Xem lời giải

Giải bài 5 trang 14 SBT Sinh học 11
Quan sát, phân tích hình dưới đây và giải thích tại sao lá cây màu xanh lục

Xem lời giải

Giải bài 6 trang 15 SBT Sinh học 11
Cho hạt vào bình thuỷ tinh, đổ nước ngập hạt, ngâm hạt trong nước khoảng 2-3 giờ. Sau đó gạn hết nước khỏi bình. Nút kín bình và cắm một nhiệt kế trực tiếp vào khối hạt. Đặt bình thuỷ tinh có chứa hạt ẩm cùng với nhiệt kê vào hộp xốp cách nhiệt. Theo dõi nhiệt độ lúc bắt đầu cắm nhiệt kế và sau 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ. Ghi kết quả nhiệt độ theo thời gian, thảo luận và giải thích kết quả thí nghiệm.

Xem lời giải

Giải bài 7 trang 15 SBT Sinh học 11
Dựa vào sơ đồ các con đường hô hấp ở thực vật, hãy so sánh hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí và lên men.

Xem lời giải

Giải bài 8 trang 15 SBT Sinh học 11

Đề bài

Từ các thí nghiệm:

a) Chiết rút sắc tố

Lấy khoảng 2 - 3g lá tươi, cắt nhỏ, cho vào cối sứ, nghiền với một ít axêtôn 80% cho thật nhuyễn, thêm axêtôn, khuấy đều, lọc qua phễu lọc vào bình chiết, ta được một hỗn hợp sắc tô màu xanh lục.

b) Tách các sắc tố thành phần

Lấy một lượng benzen gấp đôi lượng dịch vừa chiết, đổ vào bình chiết, lắc đều rồi để yên. Vài phút sau quan sát bình chiết sẽ thấy dung dịch màu phân làm hai lớp. Lớp dưới có màu vàng là màu của carôten hoà tan trong benzen. Lớp trên có màu xanh lục là màu của clorophyl hoà tan trong axêtôn

Trả lời các câu hỏi sau:

1. Vì sao phải tách chiết hỗn hợp sắc tố bằng dung môi hữu cơ?

2. Dựa vào nguyên tắc nào để tách được các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp sắc tố?

Xem lời giải

Giải bài 9 trang 16 SBT Sinh học 11
Hãy giải thích những loài cây trong vườn và những loài cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn.

Xem lời giải

Giải bài 10 trang 16 SBT Sinh học 11
Thí nghiệm: lấy một cây nhỏ còn nguyên bộ rễ, nhúng bộ rễ đã rửa sạch vào dung dịch xanh mêtilen. Một lúc sau, lấy cây ra, rửa sạch bộ rễ và lại nhúng tiếp vào dung dịch \(CaCl_2\).Em hãy dự đoán xem có thể quan sát thấy hiện tượng gì?

Xem lời giải

Giải bài 11 trang 16 SBT Sinh học 11
Cây bình thường có lá xanh, do thiếu dinh dưỡng cây bị vàng lá. Đưa vào gốc hoặc phun lên lá chất nào trong ba chất cho dưới đây để lá cây xanh lại? Giải thích vì sao.1. \(Ca^{2+}\)2. \(Fe^{3+}\)3. \(Mg^{2+}\)

Xem lời giải

Giải bài 12 trang 17 SBT Sinh học 11
Nguyên nhân chính làm cho các thực vật không ưa mặn không có khả năng sinh trưởng trên đất có nồng độ muối cao là 

Xem lời giải

Giải bài 13 trang 17 SBT Sinh học 11
Hãy bố trí thí nghiệm để so sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá.

Xem lời giải

Giải bài 14 trang 17 SBT Sinh học 11
Hãy tính lượng \(CO_2\) hấp thụ và lượng giải phóng của 1 ha rừng với năng suất 15 tấn sinh khối/năm.

Xem lời giải

Giải bài 15 trang 17 SBT Sinh học 11
Tại sao nếu cùng một cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím?

Xem lời giải