Bình giảng bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bài thơ sáng tác tại Phù Lưu Chanh vào năm 1948 khi Quang Dũng đã chuyển đơn vị

Lời giải

     Bài thơ sáng tác tại Phù Lưu Chanh vào năm 1948 khi Quang Dũng đã chuyển đơn vị. Những ngày tháng Quang Dũng xa cuộc sống chiến đấu ở đoàn quân Tây Tiến chưa lâu, với những kỷ niệm về đồng đội là những kỷ niệm khó quên nên nỗi nhớ Tây Tiến da diết, cồn cào trong lòng tác giả. Toàn bài thơ là nỗi nhớ. Tác giả nhớ về cuộc sống gian khổ, nhớ về kỷ niệm những đêm liên hoan, về cái âm u, hoang dã của núi rừng và in đậm nhất là nỗi nhớ người lính Tây Tiến.

     Ra đi kháng chiến khi còn là thanh niên, học sinh Hà Nội, Quang Dũng cũng như đồng đội trở thành người lính. Kỷ niệm làm người lính Tây Tiến đã xa mà lại rất gần, để khi nhớ lại tác giả phải bật lên:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi”

     Câu thơ kết thúc bằng dấu chấm than cùng với âm hưởng vần ơi, tạo nên sức mạnh biểu cảm lớn. Đó là tiếng nói của Quang Dũng vang vọng đến đoàn quân Tây Tiến? Không! Đó là tiếng lòng của tác mả "xa rồi Tây Tiến ơi” nhưng tấm lòng thì vẫn tha thiết lắm! Âm hưởng câu thơ có sức vọng làm cho tiếng lòng Quang Dũng như xoáy sâu vào tâm hồn người đọc.

     Người đọc rung theo những cảm xúc do câu đầu mang lại để đến với nỗi nhớ Tâỵ Tiến:

“Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"

     Nỗi nhớ mới lạ lùng làm sao? "Nhớ chơi vơi!" Hình như trong ca dao ta cũng từng bắt gặp:

Ra về nhớ bạn chơi vơi  

     Nỗi nhớ “chơi vơi” là nỗi nhớ không định hình, khó nắm bắt đã diễn tả bằng lời. Nỗi nhớ ấy vừa bao la, bát ngát lại vừa có chiều sâu. Nó muốn tràn ra khỏi không gian đổ xoáy vào lòng người. Một người ngoài cuộc hẳn không thể có nỗi nhớ ấy. Với tấm lòng thiết tha thì hẳn nỗi “nhớ chơi vơi” là điều hoàn toàn có lý. Cũng vẫn sử dụng vần “ơi” câu thơ có sức lan tỏa rộng, vẫn lan theo nỗi nhớ “chơi vơi" của tác giả.

     Thông thường khi nhớ về một điều gì, người ta thường nhớ đến kỷ niệm để lại dấu ấn không quên. Quang Dũng nhớ đầu tiên là nhớ về rừng núi:

"Nhớ về rừng núi... ”

(Bài làm của Trương Thị Mai Hạnh Trường PTTH chuyên Bình Định)


Bài Tập và lời giải

Câu C1 trang 143 SGK Vật lý 10

Con lắc đơn tạo bởi một vật nặng nhỏ gắn vào đầu một sợi dây mảnh không co dãn, đầu kia của dây gắn cố định tại C (Hình 27.2). Đưa vật lên vị trí A rồi thả nhẹ nhàng, vật sẽ đi xuống đến O (vị trí thấp nhất ) rồi đi lên đến B, sau đó quay lại và dao động cứ thế tiếp diễn. Nếu không có tác dụng của các lực cản, lực ma sát :

a) Chứng minh rằng A và B đối xứng với nhau qua CO.

b) Vị trí nào động năng cực đại? Cực tiểu?

c) Trong quá trình nào động năng chuyển hóa thành thế năng và ngược lại?

Xem lời giải

Câu C2 trang 144 SGK Vật lý 10

Một vật nhỏ trượt không vận tốc đầu từ một đỉnh dốc cao h = 5 (Hình 27.3); khi xuống tới chân dốc B, vận tốc của vật là v = 6 m/s. Cơ năng của vật có bảo toàn không ? Giải thích?

Xem lời giải

Bài 1 trang 144 SGK Vật lí 10

Viết công thức tính cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường.

Xem lời giải

Bài 2 trang 144 SGK Vật lí 10

Viết công thức tính cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.

Xem lời giải

Bài 3 trang 144 SGK Vật lí 10

Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng.

Xem lời giải

Bài 4 trang 144 SGK Vật lí 10

Nêu một ví dụ về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng trong trường hợp vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.

Xem lời giải

Bài 5 trang 144 SGK Vật lí 10

Cơ năng là một đại lượng

A. Luôn luôn dương.

B. Luôn luôn dương hoặc bằng không.

C. Có thể dương hoặc bằng không.

D. Luôn luôn khác không.

Xem lời giải

Bài 6 trang 144 SGK Vật lí 10

Khi có tác dụng của cả trọng lực và lực đàn hồi thì cơ năng của vật được tính như thế nào ?

Xem lời giải

Bài 7 trang 145 SGK Vật lí 10

Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống đất. Bỏ qua sức cản không khí. Trong quá trình MN

A. Động năng tăng.

B. Thế năng giảm.

C. Cơ năng cực đại tại N.

D. Cơ năng không đổi.

Chọn đáp án đúng.

Xem lời giải

Bài 8 trang 145 SGK Vật lí 10

Từ điểm M (có độ cao so với mặt đất bằng 0,8 m) ném lên một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg. Lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của vật bằng bao nhiêu?

A. 4 J.                                    B. 1 J.

C. 5 J.                                    D. 8 J.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”